29/9/07
Làm chủ 90 ngày đầu tiên trong việc mới
Xin chúc mừng bạn đã đáp vào một vị trí mới. Các thử thách đã thật sự bắt đầu. Bạn dường như sẽ được đánh giá không phải chỉ bởi những gì bạn làm được trong 3 tháng tới, mà còn bởi cách bạn đạt được điều đó.
Giống như nhiều người khác, bạn có lẽ mong muốn đạt được một kết quả ấn tượng, muốn chứng minh rằng mình có một giá trị khác biệt, hay chí ít cũng muốn làm cho mọi người tâm phục khẩu phục mà thừa nhận mình. Nhưng sốt sắng thái quá thường đưa đến thất bại. Bạn sẽ mau chóng nhận ra rằng thay cho niềm hạnh phúc ngọt ngào của chiến thắng, sẽ là một vòng xoáy của địa ngục, với vô vàn sự chống đối hoặc đố kỵ, sự nghi hoặc của cấp trên với những cái “mới mẻ” mà bạn thi thố, là những trục trặc đắng cay trong công việc. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn:
Hãy thiết lập một tầm nhìn rõ ràng:
Tầm nhìn này cần thiết cho cả đơn vị mới và cho chính bản thân bạn. Nếu bạn được tuyển dụng để thay thế cho một người cũ vừa bị sa thải, hoặc bổ sung vào một vị trí còn trống, điều hiển nhiên là bạn được mong đợi sẽ mang đến những điều mới mẻ để tăng cường hiệu năng công việc. Nếu bạn chỉ đơn giản là gia nhập vào một tổ chức, thì một tầm nhìn, một dự định rõ ràng về công việc sẽ giúp bạn nhận ra những chỗ trống, những điều còn chưa hoàn thiện ở nơi làm việc mới, mà bạn có thể sẽ là người có đóng góp đáng kể vào đó.
Tầm nhìn sẽ giúp bạn khởi đầu công việc hứng khởi và tự tin, giúp cho sếp mới có được đánh giá ban đầu về bạn và giúp cho những đồng nghiệp ở nơi làm mới tiếp nhận bạn thuận lợi. Giữ vững cho mình một tầm nhìn nhất quán như ngày đầu trong suốt quá trình làm việc về sau sẽ giúp cho bạn không bị lạc hướng khi sa vào bát quái trận đồ của những công việc mới, lề lối làm việc mới, giúp bạn luôn khẳng định được chính bản thân mình.
Hoà nhập
Tất nhiên, bạn luôn luôn được trông đợi sẽ mang lại những điều mới mẻ. Tuy nhiên, đừng làm cho mọi người bị cảm thấy rằng những thứ mà họ đã làm chỉ là đồ bỏ. Nóng vội đưa ra sự thay đổi, trong khi mọi người còn chưa có niềm tin đối với mình là một sự tự sát. Bạn cần làm tốt những công việc của mình, dù nhỏ, tích cực hỗ trợ mọi người, khởi động những ý tưởng mới, trao đổi công việc, tạo dựng niềm tin và sự hiểu biết, bạn sẽ dần lôi cuốn mọi người vào lộ trình mà mình đã vạch ra. Trong mọi trường hợp, không bao giờ chúng tôi có ý định khuyên bạn chấp nhận và giữ nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, các cải tiến nhỏ nhiều khi hiệu quả hơn những cuộc cách mạng.
Một kế hoạch khả thi
Trong mọi trường hợp, bạn luôn luôn là người muốn nhanh chóng đạt được kết quả. Nhưng rồi, bạn sẽ mau chóng nhận ra rằng mọi việc diễn ra rất chậm. Sếp có thể sẽ không hài lòng về công việc của bạn, hoặc bạn cũng có thể sẽ không hài lòng về mình. Bạn sẽ mau chóng hoang mang không biết rằng mình làm việc có hiệu quả không, mình có xứng đáng với kỳ vọng của mọi người không, có xứng đáng với đồng lương đã nhận không và trên hết, có giữ được chỗ làm không?
Cách hay nhất mà những người có kinh nghiệm thường làm là: đặt ra những mục tiêu cụ thể cho từng chặng (có thể là tuần, hay tháng), các mục tiêu này có thể đo lường được. Bạn hãy đều đặn kiểm tra và đánh giá công việc của mình theo những thông số đã đặt ra. Hãy lưu trữ và thường xuyên phân tích các thông số này. Chúng có thể nói lên nhiều điều hơn bạn nghĩ đấy.
Xây dựng tinh thần hợp tác
Bạn đã được nói rằng tạo được niềm tin với mọi người là chìa khóa cho sự hoà nhập. Bên cạnh thái độ chân thành và sự hỗ trợ qua lại, truyền thông cũng góp phần tạo ra sự hiểu biết và tin cậy. Hãy tận dụng mọi cơ hội để làm cho mọi người hiểu rõ ràng cụ thể về tầm nhìn và những kế hoạch, mục tiêu của bạn.
Song song đó, điều quan trọng không kém là hiểu về những tầm nhìn, mục tiêu và kế hoạch của mọi người. Nếu bạn là sếp, hãy tìm ra trong đó những nhân tố chung, khuyến khích và tác động để chúng đi cùng với mục tiêu và kế hoạch của bộ phận. Nếu bạn chỉ là một thành viên, hãy tận dụng những điểm chung để làm nên sức mạnh hỗ trợ bản thân mình.
Lưu ý rằng, tinh thần hợp tác khác hẳn quan hệ bạn bè hoặc sự mua chuộc cá nhân. Tinh thần hợp tác dựa trên những giá trị chung về công việc, về sự nghiệp của mỗi người. Tình bạn hoặc sự mua chuộc lại dựa trên những nhân tố thuần tuý cá nhân. Một người bạn tốt chưa chắc đã là một đồng nghiệp tốt và ngược lại.
Chúc bạn thành công trong công việc mới!
Theo Vũ Quốc Đại)
Giống như nhiều người khác, bạn có lẽ mong muốn đạt được một kết quả ấn tượng, muốn chứng minh rằng mình có một giá trị khác biệt, hay chí ít cũng muốn làm cho mọi người tâm phục khẩu phục mà thừa nhận mình. Nhưng sốt sắng thái quá thường đưa đến thất bại. Bạn sẽ mau chóng nhận ra rằng thay cho niềm hạnh phúc ngọt ngào của chiến thắng, sẽ là một vòng xoáy của địa ngục, với vô vàn sự chống đối hoặc đố kỵ, sự nghi hoặc của cấp trên với những cái “mới mẻ” mà bạn thi thố, là những trục trặc đắng cay trong công việc. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn:
Hãy thiết lập một tầm nhìn rõ ràng:
Tầm nhìn này cần thiết cho cả đơn vị mới và cho chính bản thân bạn. Nếu bạn được tuyển dụng để thay thế cho một người cũ vừa bị sa thải, hoặc bổ sung vào một vị trí còn trống, điều hiển nhiên là bạn được mong đợi sẽ mang đến những điều mới mẻ để tăng cường hiệu năng công việc. Nếu bạn chỉ đơn giản là gia nhập vào một tổ chức, thì một tầm nhìn, một dự định rõ ràng về công việc sẽ giúp bạn nhận ra những chỗ trống, những điều còn chưa hoàn thiện ở nơi làm việc mới, mà bạn có thể sẽ là người có đóng góp đáng kể vào đó.
Tầm nhìn sẽ giúp bạn khởi đầu công việc hứng khởi và tự tin, giúp cho sếp mới có được đánh giá ban đầu về bạn và giúp cho những đồng nghiệp ở nơi làm mới tiếp nhận bạn thuận lợi. Giữ vững cho mình một tầm nhìn nhất quán như ngày đầu trong suốt quá trình làm việc về sau sẽ giúp cho bạn không bị lạc hướng khi sa vào bát quái trận đồ của những công việc mới, lề lối làm việc mới, giúp bạn luôn khẳng định được chính bản thân mình.
Hoà nhập
Tất nhiên, bạn luôn luôn được trông đợi sẽ mang lại những điều mới mẻ. Tuy nhiên, đừng làm cho mọi người bị cảm thấy rằng những thứ mà họ đã làm chỉ là đồ bỏ. Nóng vội đưa ra sự thay đổi, trong khi mọi người còn chưa có niềm tin đối với mình là một sự tự sát. Bạn cần làm tốt những công việc của mình, dù nhỏ, tích cực hỗ trợ mọi người, khởi động những ý tưởng mới, trao đổi công việc, tạo dựng niềm tin và sự hiểu biết, bạn sẽ dần lôi cuốn mọi người vào lộ trình mà mình đã vạch ra. Trong mọi trường hợp, không bao giờ chúng tôi có ý định khuyên bạn chấp nhận và giữ nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, các cải tiến nhỏ nhiều khi hiệu quả hơn những cuộc cách mạng.
Một kế hoạch khả thi
Trong mọi trường hợp, bạn luôn luôn là người muốn nhanh chóng đạt được kết quả. Nhưng rồi, bạn sẽ mau chóng nhận ra rằng mọi việc diễn ra rất chậm. Sếp có thể sẽ không hài lòng về công việc của bạn, hoặc bạn cũng có thể sẽ không hài lòng về mình. Bạn sẽ mau chóng hoang mang không biết rằng mình làm việc có hiệu quả không, mình có xứng đáng với kỳ vọng của mọi người không, có xứng đáng với đồng lương đã nhận không và trên hết, có giữ được chỗ làm không?
Cách hay nhất mà những người có kinh nghiệm thường làm là: đặt ra những mục tiêu cụ thể cho từng chặng (có thể là tuần, hay tháng), các mục tiêu này có thể đo lường được. Bạn hãy đều đặn kiểm tra và đánh giá công việc của mình theo những thông số đã đặt ra. Hãy lưu trữ và thường xuyên phân tích các thông số này. Chúng có thể nói lên nhiều điều hơn bạn nghĩ đấy.
Xây dựng tinh thần hợp tác
Bạn đã được nói rằng tạo được niềm tin với mọi người là chìa khóa cho sự hoà nhập. Bên cạnh thái độ chân thành và sự hỗ trợ qua lại, truyền thông cũng góp phần tạo ra sự hiểu biết và tin cậy. Hãy tận dụng mọi cơ hội để làm cho mọi người hiểu rõ ràng cụ thể về tầm nhìn và những kế hoạch, mục tiêu của bạn.
Song song đó, điều quan trọng không kém là hiểu về những tầm nhìn, mục tiêu và kế hoạch của mọi người. Nếu bạn là sếp, hãy tìm ra trong đó những nhân tố chung, khuyến khích và tác động để chúng đi cùng với mục tiêu và kế hoạch của bộ phận. Nếu bạn chỉ là một thành viên, hãy tận dụng những điểm chung để làm nên sức mạnh hỗ trợ bản thân mình.
Lưu ý rằng, tinh thần hợp tác khác hẳn quan hệ bạn bè hoặc sự mua chuộc cá nhân. Tinh thần hợp tác dựa trên những giá trị chung về công việc, về sự nghiệp của mỗi người. Tình bạn hoặc sự mua chuộc lại dựa trên những nhân tố thuần tuý cá nhân. Một người bạn tốt chưa chắc đã là một đồng nghiệp tốt và ngược lại.
Chúc bạn thành công trong công việc mới!
Theo Vũ Quốc Đại)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét