27/9/07

Bài giảng sống động

Bài giảng sống động

Các yếu tố liên quan đến bài giảng

Trong nhiều trường hợp, bài giảng cần duy trì phương pháp đào tạo phù hợp nhất giúp cho cả giảng viên và học viên thống nhất trong nội dung trình bày và đạt hiệu quả tối đa trong thời gian cho phép. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết từ các nguyên tắc học tập dành cho người lớn tuổi, chúng ta chỉ nhớ ở một giới hạn có thể những gì chúng ta nghe thấy. Chúng ta học tốt hơn nhiều từ việc thực hành hay bằng cách suy ngẫm và trao đổi kinh nghiệm của chúng ta. Thông thường khi thuyết trình, nguyên tắc này hoàn toàn bị bỏ qua.Nhìn chung, các bài giảng thiếu đi yếu tố cần thiết cho phương pháp học hiệu quả: thông tin hai chiều.

Làm thế nào để có một bài giảng sống động?

Vậy chúng ta có thể làm gì để bài giảng sống động?

a) giới hạn nội dung trình bầy của bạn ở một số điểm chính, hơn là nói lan man quá nhiều vấn đề

b) phác thảo chương trình đào tạo của bạn, ví dụ như viết các tiêu đề chính trên giấy Ao

c) thường xuyên tóm tắt lại bài giảng, hay tốt hơn cả là yêu cầu học viên xem họ có thể tóm tắt hay nhắc lại các điểm chính không

d) sử dụng trợ giúp trực quan/hình ảnh hỗ trợ cho các luận điểm và thu hút sự chú ý của mọi người.

e) sử dụng cách đặt câu hỏi khuyến khích các học viên thảo luận về chủ đề, hay học viên đóng góp những kinh nghiệm của riêng mình về những khía cạnh có liên quan đến chủ đề, hoặc khuyến khích những cuộc thảo luận giữa các học viên về những vấn đề đang được đưa ra để tranh luận.

f) sử dụng tài liệu phát tay có tính cách xây dựng.

g) phối hợp các hoạt động để mọi người cùng tham gia.

h) xây dựng tài liệu một cách logic và dễ hiểu: từ chung chung đến cụ thể, đơn giản đến phức tạp, quen thuộc đến mới lạ (và sau đó đảo ngược lại tạo nên sự thú vị trong bài giảng)

i) chỉ rõ giải đáp câu hỏi như thế nào và khi nào.

Lời nhắc nhở giúp học viên chú ý tham gia và thực hiện theo

chỉ rõ tầm quan trọng của chương trình học này.

nói với học viên lý do tại sao họ tham gia vào chương trình bài giảng đào tạo

luôn bắt đầu đúng giờ!!bất kỳ lúc nào!!

làm theo các quy tắc nhóm.

bài giảng gắn liền với chương trình đào tạo và thời gian.

giám sát năng lực nhóm và sở thích nhóm.

đưa ra những điểm chính cuối chương trình bài giảng.

đảm bảo rằng bài giảng sẽ có ích và phù hợp với mong muốn của học viên.

có kế hoạch để học viên cùng tham gia và giúp đỡ lẫn nhau.


Cặp đôi

Mục đích của phương pháp này:

Làm việc theo cặp đôi là một phương pháp phổ biến nhằm giúp học viên trọng tâm vào một vấn đề, một chủ đề và xem xét sự liên quan hay tham gia của cá nhân. Nó chuyển hướng chú ý của nhóm học từ giáo viên vào học viên, những người mà theo cặp đôi có thể thực hiện được một khối lượng lớn công việc. Mục đích của cặp đôi là tăng cường sự tham gia của học viên vào trong các sự kiện và làm thay đổi động lực của bản thân sự kiện

Phương pháp:

Không có một phương pháp riêng nào cho việc phát triển cách làm việc cặp đôi mà thực ra nó thường là hình thức “đối lập” như đã miêu tả. Yêu cầu học viên thực hiện một công việc mà có thể đạt được vài mục đích như sau:

Đầu tiên, học viên trong cặp đôi có thể tự giới thiệu với bạn học mới, tạo điều kiện cho việc tiếp tục đối thoại và có cảm giác thoải mái hơn.

Theo từng đôi, học viên có thể thảo luận những gợi ý của giáo viên hoặc của những người khác và xem xét làm thế nào để áp dụng cho công việc của họ.

Giao việc mà có thể giúp học viên suy nghĩ tìm ra các ý tưởng đề giải quyết các vấn đề, hai người có thể làm việc một cách hiệu quả và sáng tạo hơn trong việc đưa ra ý kiến.

Khi trong nhóm có một người có kĩ năng hay hiểu biết đặc biệt, làm việc theo nhóm cặp đôi tạo điều kiện cho việc học hỏi lẫn nhau một cách hiệu quả; điều này có thể được tăng cường nếu như mỗi người trong cặp thực sự có những điều cần học hỏi từ người khác.

Để kiểm tra xem học viên trong nhóm đã nắm được phần vừa trình bày như thể nào, giáo viên có thể yêu cầu học viên chia thành từng cặp và đưa ra các câu hỏi có liên quan. Hình thức cặp đôi cho phép các câu hỏi được đưa ra một cách tự nhiên, và cho phép giáo viên đánh giá việc nắm bắt của học viên.

Chuyển từ một phần trình bày dài sang một bài tập ngắn được thực hiện theo cặp đôi giúp “đánh thức” học viên và lôi kéo họ tham gia nếu cần thiết.

Khả năng phù hợp:

Hình thức bài tập cặp đôi là hình thức dễ giới thiệu và giải thích. Hình thức này có thể được sử dụng thường xuyên hoặc trong trường hợp có nhiều sự kiện cần thảo luận; hoặc có thể được đưa vào chương trình đào tạo trong phần phản ánh và lên kế hoạch. Thông thường, hình thức làm việc cặp đôi được kết hợp với cách khác khi thực hiện một hoạt động cụ thể (ví dụ như hoàn thành một bức vẽ theo cặp đôi). Thời gian cho bài tập này nên ngắn vừa phải (nên ít hơn 15 phút) để tránh cho học viên buồn chán và quá mệt mỏi khi phải tập trung vào công việc được yêu cầu thực hiện.

Nhóm ba người

Mục đích của phương pháp này:

Nhóm ba người là một hình thức làm việc theo nhóm nhỏ đặc biệt hiệu quả và có tính hỗ trợ cao. Hình thức nhóm ba người giúp các thành viên trong nhóm cùng hỗ trợ nhau khám phá các vấn đề cá nhân, tự phát triển hoặc tự khẳng định kế hoạch hành động hay nhận được phản hồi trực tiếp cho việc mà họ thực hiện.

Phương pháp:

Học viên được chia thành nhóm gồm ba người. Nếu số người không đủ để chia một cách chính xác mỗi nhóm có ba người thì có thể có một vài nhóm có bốn người chứ không nên có nhóm chỉ có hai người. Giáo viên không nên là thành viên trong nhóm vì trách nhiệm của giáo viên là theo dõi tiến trình và thời gian.

Hình thức nhóm ba người có thể giúp học viên thảo luận và chia sẻ những ví dụ hoặc những sự cố cụ thể có liên quan đến chủ đề đang được thảo luận trong nhóm. Mỗi ví dụ được đưa ra dựa trên đóng góp kinh nghiệm của từng cá nhân. Trong những trường hợp này, hình thức nhóm ba người tạo điều kiện trợ giúp việc giải quyết các vấn đề nếu thích hợp. Nhóm ba người giúp thành viên trong nhóm tập dượt và giám sát quá trình tập dượt các kĩ năng giao tiếp cũng như có được phản hồi về hiệu quả cuả các kĩ năng được sử dụng. Ưu điểm của hình thức này là lần lượt các thành viên trong nhóm trở thành trọng tâm của hoạt động, vì vậy mọi người đều được tham gia và đều có cơ hội nhận được hỗ trợ hay phản hồi.

Mỗi thành viên trong nhóm ba người có thể đảm nhận một trong những vai trò sau trong nhóm:

Người nói: Là người sẽ đưa ra các vấn đề hoặc ví dụ mà người đó muốn nhấn mạnh trong khi thực hiện bài tập.

Người nghe: Là người sẽ giao tiếp cùng với người nói trong quá trình làm bài tập và là người sẽ trả lời, hỗ trợ và tư vấn.

Người quan sát: Là người sẽ không tham gia vào quá trình trao đổi giữa người nóingười nghe mà ghi nhớ những gì đang diễn ra và cuối cùng đưa ra tóm tắt hoặc phản hồi trực tiếp cho cả hai bên.

Mối quan hệ này được miêu tả trong hình minh hoạ bên:

Mỗi nhóm sẽ thực hiện bài tập độc lập trong một vị trí riêng trong lớp. Người nói sẽ lựa chọn chủ đề hoặc sự cố để thảo luận với người nghe. Người nghe giúp người nói giải thích và tìm hiểu các ví dụ và rút ra bài học hay tiêu điểm hành động. Thời gian giao tiếp được định trước, có thể là 5 đến 10 phút.

Cuối cùng, có khoảng 5 phút để phản ánh có sử dụng các bình luận từ phía người quan sát. Bình luận của người quan sát có thể thay đổi tuỳ theo bản chất của vấn đề đưa ra thảo luận. Người quan sát có thể tóm tắt một vài ý hay của người nói; cũng có thể có một vài lời bình luận về khả năng của người nghe trong việc hỗ trợ hoặc có thể có đóng góp dựa trên quan điểm riêng của người quan sát. Trong thời gian phản ánh, người nói và người nghe cũng có thể đưa ra ý kiến kinh nghiệm của họ về quá trình thực hiện bài tập.

Sau khi phản ánh trong vài phút, các thành viên trong nhóm thay đổi vai.

Tiếp tục một người khác sẽ đóng vai người nói và tiến trình tương tự lại được tiếp tục với một khoảng thời gian tương tự. Sau khi phản ánh cho lần thứ hai, vai trò lại được thay đổi và tiếp tục tiến trình tương tự lần thứ ba. Sự thay đổi này tạo cơ hội cho tất cả các thành viên có được kinh nghiệm của cả ba vai trò.

Khi đã hoàn thành bài tập theo nhóm ba người, giáo viên có thể tập hợp các nhóm lại và nghe ý kiến của các học viên về những điều mà họ có được từ bài tập và giá trị của riêng bài tập.

Ví dụ về phương pháp

Bài tập nhóm ba người đã rất hữu ích thông qua các tính hiệu quả cũng như phương pháp học hỏi và hỗ trợ của bài tập. Sau đây là một vài ví dụ:

Học viên trong khoá đào tạo VDP cấp huyện được đào tạo về kĩ năng dặt các câu hỏi mở. Người nói đóng vai trò như cán bộ hướng dẫn VDP. Người nghe đóng vai trò như hội trưởng hội nông dân (hay phụ nữ). Cán bộ hướng dẫn hỏi câu hỏi mở, hướng người nghe tới việc giải quyết các vấn đề và đưa ra các hoạt động.

Trong thời gian xây dựng kĩ năng tư vấn, hình thức nhóm ba người được sử dụng để trình diễn và tập dượt các phương pháp giao tiếp và lắng nghe chăm chú. Người nói đóng vai như một khách hàng đang tìm kiếm sự tư vấn từ người nghe. Người nghe thực hành kĩ năng lắng nghe người nói Một cách chăm chú. Người quan sát và người nói cho người nghe ý kiến phản hồi về hiệu quả của những kĩ năng này trong quá trình phản ánh.

Trong khi phát triển kĩ năng đào tạo khó khăn thường gặp có thể là cảm giác không tự tin hoặc mất bình tĩnh trước lớp. Bài tập nhóm ba người có thể được sử dụng đề giúp học viên nói về những cảm giác này. Mỗi người có thể nói trong thời gian khoảng 5 phút về cảm giác của họ. Trong khi phản ánh người quan sát sẽ tổng hợp và sắp xếp lại các ý kiến.

Khả năng thay đổi:

Bài tập nhóm ba người có thể được sử dụng trong rất nhiều trường hợp với hầu hết các nhóm. Các phản hồi về bài tập đều khả quan, có cơ hội mở rộng và có thể áp dụng cùng các phương pháp cơ bản thích hợp với từng hoàn cảnh khác nhau.

Khả năng thích ứng:

Nhóm ba người là phương pháp có tính hỗ trợ cao nhằm khuyến khích mọi người tìm hiểu các vấn đề đặc biệt quan trọng với họ. Học viên có thể tự họ quản lý và phát triển việc sử dụng bài tập hỗ trợ này. Cần phải có thời gian để thực hiện bài tập một cách triệt để, và nhóm ba người cần ít nhất 90 phút không bị ngắt quãng để hoàn thành. Cần phải chuẩn bị cẩn thận cả ba vai trò trong nhóm để đảm bảo rằng công việc được thực hiện trôi chảy. Cần phải đảm bảo thời gian. Lượt đầu tiên thường được thực hiện kĩ và lâu hơn, còn các lượt sau thường bị rút ngắn thời gian để hoàn thành đúng thời gian cho phép. Để tránh điều này, giáo viên nên theo dõi thời gian và thông báo rõ ràng với nhóm lúc nào nên thực hiện phản ánh để chuyển sang lượt tiếp theo.

Nhóm nhỏ

Mục đích của phương pháp này:

Việc sử dụng có mục đích nhóm nhỏ khi làm việc theo nhóm lớn là một giải pháp quan trọng. Làm việc trong nhóm nhỏ cho phép học viên tham gia đầy đủ hơn vào tiến trình học tập. Nó cũng có thể khuyến khích những người dè dặt đóng góp nhiều hơn và tự tin hơn khi ở trong nhóm nhỏ.

Phương pháp:

Không có một quy định nào cho nhóm nhỏ. Cho dù nhóm lớn gồm bao nhiêu người vẫn cần chia thành nhóm nhỏ để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Nhìn chung, điều này có thể hiểu là “chia thành nhóm nhỏ hơn”. Cặp đôi hay nhóm ba người là trường hợp riêng biệt của nhóm nhỏ. Trong bài này, nhóm nhỏ ở đây có thể bao gồm từ bốn đến tám người.

Để học viên chia thành nhóm nhỏ có hai mục đích chính. Nó cho phép một lượng lớn công việc cùng được giải quyết vì mỗi nhóm thực hiện một cộng việc khác nhau. Mặt khác nó cũng giúp nhiều học viên đóng góp vào trong quá trình thảo luận hơn nếu mỗi nhóm được giao thảo luận một chủ đề. Như vậy, nhóm nhỏ là một phương pháp khuyến khích sự tham gia để đạt được thành quả cao hơn.

Để đạt được điều này cần phải có sự quản lý chung của giáo viên. Khi mọi người đang thảo luận giáo viên có thể quản lý tốt nhất bằng cách hướng dẫn thảo luận hoặc thực hiện công việc và điều khiển toàn bộ tiến trình. Mọi người càng làm việc riêng lẻ trong nhóm nhỏ, càng khó cho giáo viên duy trì việc quản lý. Giáo viên có thể theo từ đầu đến cuối một công việc nhưng khó có thể tham gia vào tất cả các nhóm.

Các nhóm có thể được chia thành nhóm nhỏ dựa theo sự lựa chọn của học viên hoặc hướng dẫn của giáo viên. Có thể quyết định sự lựa chọn của giáo viên nếu như bạn muốn có sự trộn lẫn học viên trong các nhóm. Cách chia nhóm của học viên có thể thoải mái hơn, vì họ sẽ thường có xu hướng cụm thành nhóm gồm những người đã quen biết. Có những cách đơn giản để chia nhóm như dùng số đếm. Ví dụ như cho học viên đếm 1-2-3-4-1-2-3-4-1, cứ như vậy vòng quanh nhóm lớn. Tất cả những người mang số 1 thành một nhóm, số 2 thành một nhóm, vv. Hoặc có thể ra điều kiện cho thành viên của nhóm ví dụ như hai người có cùng điều kiện làm việc thì không được ở chung trong một nhóm.

Một vấn đề của giáo viên là làm gì khi tất cả học viên đang thực hiện bài tập trong nhóm. Giáo viên thường có mong muốn kiểm tra từng nhóm nhỏ xem ‘học viên có làm bài nghiêm chỉnh’ hay không. Nên tránh điều này. Mục đích của việc chia theo nhóm nhỏ là để học viên tự họ làm bài tập. Đièu không có nghĩa là từ chối hoàn toàn sự trợ giúp. Khi nhóm nhỏ bắt đầu thực hiện bài tập, họ cần phải được hướng dẫn cặn kẽ và được giúp đỡ khi cần thiết. Khi các nhóm đã thực sự sôi nổi làm bài (có thể thấy qua mức độ giao tiếp cũng như quan sát được từ việc thực hiện hoạt động), giáo viên nên kín đáo điều chỉnh các nhóm thảo luận từ xa. Trừ trường hợp cấp thiết, giáo viên không nên tham gia trực tiếp vào công việc của nhóm. Việc tham gia của giáo viên có thể hạn chế thành viên trong nhóm, và không thể tránh khỏi việc học viên sẽ chỉ dựa theo bình luận của giáo viên trong những trường hợp như vậy.

Xem xét khả năng có một hoặc vài nhóm nhỏ không hiệu quả. Điều này có thể là do trong nhóm có một người nổi trội, chịu trách nhiệm chính, hoặc trốn tránh hoặc làm cho mọi việc khác đi. Các thành viên khác của nhóm có thể không muốn kết nạp người như vậy. Để ngăn chặn tình trạng này, hoặc là làm việc riêng với học viên đó để giúp anh ta tham gia một cách hiệu quả hoặc thương xuyên thay đổi vai trò của các thành viên trong nhóm để ai cũng được tham gia một cách hiệu quả vào quá trình thảo luận.

Tránh trường hợp mà nhiều nhóm nhỏ được hình thành, mỗi nhóm thực hiện công việc như nhau. Điều này có thể gây nhàm chán và trùng lặp, đặc biệt là trong trường hợp sau khi thảo luận các nhóm lần lượt lên trình bày phản hồi. Thay vì như vậy, mỗi nhóm nên có một chủ đề, công việc thảo luận riêng để có thể phản ánh được tất cả các khía cạnh của vấn đề chính.

Khi các nhóm lên trình bày kết quả trước toàn lớp, khuyến khích họ trình bày một cách sáng tạo, không nên chỉ dùng phương pháp thuyết trình

Nghiên cứu tình huống

Mục đích của phương pháp này:

Nghiên cứu tình huống là một phương pháp cung cấp ví dụ cho chủ đề, mà thường được giáo viên hoặc trưởng nhóm lựa chọn, cho nhóm thảo luận và bình luận. Phương pháp này lựa chọn vì phù hợp với các vấn đề đang được xem xét và các điểm nổi bật riêng biệt của chủ đề đang được thảo luận.

Phương pháp:

Từ tên của phương pháp, nghiên cứu tình huống có thể được sử dụng cho từng trường hợp của từng các nhân, nhóm hay tổ chức riêng biệt; các vấn đề đặc biệt; hoặc một loạt các tình huống. Mỗi nghiên cứu tình huống miêu tả chi tiết một tình huống một sự kiện. Nghiên cứu tình huống có thể được chuẩn bị ở dạng một tài liệu phát tay hoặc được phô tô để phát cho học viên thảo luận. Nghiên cứu tình huống có thể chỉ chứa đựng một sự kiện hoặc nó cũng có thể có thêm các câu hỏi hay ý chính giúp định hướng thảo luận.

Nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện qua kinh nghiện của bản thân giáo viên kết hợp với chủ đề hoặc kinh nghiệm của đồng nghiệp. Trong đào tạo có thể có những học viên có kinh nghiệm sẵn có về cùng chủ đề. Giáo viên có thể yêu cầu mỗi người tự chuẩn bị trước một nghiên cứu tình huống. Sau đó các nghiên cứu đó có thể được sử dụng trong khoá học. Trong một vài trường hợp, nghiên cứu tình huống có thể được chọn lọc từ TV hay băng video để minh hoạ những điểm cụ thể. Nghiên cứu tình huống có thể dựa trên các trường hợp cụ thể nhưng nếu cho phép và thận trọng thì có thể sử dụng các sự kiện giả định nếu trường hợp giáo viên có nhiều kinh nghiệm về vấn đề đó. Sử dụng nghiên cứu tình huống giả định sẽ có ích trong trường hợp tình huống đó có thể xảy ra trong tương lai.

Bài tập về chất lượng của dữ liệu trong đào tạo VDP, dữ liệu của thôn bản và xã của VDP được trình bày chứa đựng Một vài điểm khác biệt hoặc dữ liệu chưa rõ ràng. Học viên sẽ tìm những điểm chưa rõ và thảo luận và làm thế nào để đề phòng những vấn đề đó the nhóm nhỏ hay theo cặp. Sau đó, có thể rút ra một vài kết luận

Đào tạo về kĩ thuật quản lý, việc nghiên cứu tình huống từng vấn đề về quản lý sẽ được trình bày cho nhóm thảo luận.

Khả năng thay đổi:

Một khả năng lựa chọn cho việc nghiên cứu tình huống là sử dụng những ví dụ có thật do học viên đưa ra. Họ xung phong và thảo luận những sự kiện có thực mà họ đã tham gia. Để biết thêm chi tiết của kĩ thuật này, xem trong phần “Phân tích các sự kiện nổi bật”

Phân tích các sự kiện nổi bật

Mục đích của phương pháp này:

Việc phân tích các sự kiện nổi bật là một phương pháp xem xét một cách chi tiết một sự kiện cụ thể để rút ra bài học từ kinh nghiệm và lên kế hoạch, và trong tương lai để có được kĩ năng, kiến thức hoặc hành vi ứng xử nếu cần thiết. Việc phân tích các sự kiện nổi bật thường được sử dụng bởi cá nhân nhằm phản ánh kinh nghiệm và bài học của bản thân. Trong nhóm hoặc trong hoàn cảnh đào tạo có thể trọng tâm vào công việc trong nhóm nhỏ thực hiện xác định nhu cầu hay giải quyết vấn đề.

Phương pháp:

Làm việc theo nhóm nhỏ, học viên xác định một hoặc nhiều sự kiện có kết quả và hoàn cảnh đáng thảo luận. Khi những sự kiện này là thông thường, những sự kiện được lựa chọn phải là những sự kiện nổi bật để có thể minh hoạ hoặc làm nổi bật những yếu tố quan trọng.

Mỗi sự kiện nổi bật sau đó sẽ được kiểm chứng. Học viên đưa ra miêu tả ngắn gọn về sự kiện mà họ đã tham gia vào. Tuỳ thuộc vào bản chất của vấn đề được xem xét, nhóm có thể định ra được một vài điểm cơ bản sau:

Làm thế nào để đề phòng được những vấn đề này?

Làm thế nào có thể đạt được một thành quả khác?

Để đạt được một thành quả khác thì cần kiến thức hay kĩ năng bổ sung nào?

Tại sao sự kiện đó lại xảy ra như vậy?

Việc phân tích sự kiện nổi bật có thể tập trung sự chú ý theo nhiều cách. Thành quả đạt được tuỳ thuộc vào mục đích của bài tập trong giới hạn mục tiêu chung của cả lớp.

Khả năng thay đổi:

Với việc phân tích sự kiện nổi bật, các ví dụ thường được chính học viên đưa ra dựa trên kinh nghiệm của bản thân họ. Đối với những học viên chưa có nhiều kinh nghiệm, giáo viên hay cán bộ hướng dẫn có thể đưa ra phương pháp tiếp cận nghiên cứu tình huống cùng với ví dụ.

Khả năng phù hợp:

Kĩ thuật này đòi hỏi học viên phải có kinh nghiệm về chủ đề thảo luận để có thể đưa ra được ví dụ. Họ phải cảm thấy tự tin với việc xem xét trường hợp công việc, kĩ thuật và hành vi ứng xử của bản thân họ và không cảm thấy mất bình tĩnh trước đồng nghiệp.

(Theo Sách TOT, GTZ, 2004)


Không có nhận xét nào: