31/3/08

Những lý do phổ biến nhất khiến nhân viên nghỉ việc


Những lý do phổ biến nhất khiến nhân viên nghỉ việc Trong mắt của những người đi làm công, việc quản lý thường chẳng có mấy ý nghĩa với họ, thậm chí họ coi quản lý là cái gì đó ràng buộc, vô nghĩa.


Khi nền kinh tế gặp khó khăn, công việc ít người thất nghiệp nhiều, dù những chính sách quản lý có yếu kém hay khắc nghiệt thì người làm công cũng dễ chấp nhận nó (họ sợ bị đuổi việc).

Tuy nhiên, khi những người cùng làm với nhau ngồi lại ăn trưa và họ bắt đầu chỉ trích cách thức quản lý, thì 10 lý do sau đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhân viên thôi việc.

10. “Ông chủ tôi rất ngạo mạn và chẳng tin vào ai ngoại trừ bản thân ông ấy”. Như thế, nhân viên sẽ cảm thấy mình bị lợi dụng…

9. “Cấp trên của tôi quản lý theo kiểu “xăm xoi” hơn là tin tưởng vào khả năng của nhân viên”. Nhân viên ghét cấp trên và luôn tìm cách chống đối những kiểm soát của cấp trên.

8. “Người quản lý của tôi đang làm hỏng hướng đi và ước muốn của tôi”. Được thuê bởi vì họ là những người thông minh và nhiệt huyết, người quản lý sợ rằng mình sẽ bị lu mờ, và tìm cách hạ thấp những phẩm chất, năng lực của nhân viên mới (và cả khát vọng tham gia).

7. “Ông chủ tôi thường đoán sự việc không dựa vào dữ liệu hay thực tế”. Có thể ông ấy có thực tế, nhưng ông ấy không sử dụng thực tế, và để lại một ấn tượng theo kiểu “tôi làm theo cách riêng của tôi”. Có rất nhiều con đường mới và nhân viên thà ra đi còn hơn là đi theo con đường mà họ cảm thấy chỉ là theo đuôi.

6. “Tôi bị xem như một đứa trẻ con”. Hãy xem, thường thì giữa công việc của người nhân viên và người quản lý có sự khác biệt. Người làm công trẻ thường có tư tưởng “cái gì tôi cũng biết” và có những cách thức khác lạ trong giải quyết công việc. Nhân viên cảm thấy bị hiểu nhầm và tức giận với ông chủ của họ.

5. “Người quản lý cất nhắc một ai đó cho một vị trí khác, người mà hiểu công việc và cách thức thành công”. Nhân viên không tin rằng họ có thể học hỏi từ người này, xem người đó như một cái gai trước mắt và bực tức vì lẽ ra mình phải được cất nhắc lên vị trí ấy.

4. “Ông chủ tôi rất hay chỉ trích”. Chỉ có cách là ông chủ họ không rầy la họ thì người làm công mới nghĩ rằng ông chủ mình dễ chịu.

3. “Tôi được chỉ dẫn rất mơ hồ và tôi phải tự hình dung xem ông chủ muốn mình làm cái gì”. Nhân viên bị rơi vào thế bí và không biết mục đích của nhiệm vụ là gì, hoặc không có một ý tưởng rõ ràng về những gì cần phải làm.

2. “Tôi không có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc”. Nhét một thứ 10 pound vào một cái túi chỉ đựng được 5 pound thì quả thực là khó. Hãy tưởng tượng bạn nặng 10 pound và bạn phải bóp mình để chui vào cái túi 5 pound! Nhân viên thường cho rằng họ không có đủ điều kiện để thực hiện công việc.

Và lý do số một mà nhân viên của bạn muốn nghỉ việc:

“Công ty tôi trả lương cho tôi quá bèo”. Cho tôi xem tiền đi! Nhân viên thường đọc những quảng cáo trên mạng về công việc và họ biết giá trị thực của họ là bao nhiêu. Dù họ có yêu quý bạn và yêu quý công việc như thế nào đi chăng nữa, cuối cùng thì mọi người cũng nhận ra là họ phải sống và họ bắt đầu nghĩ đến việc ra đi.

Nhân viên của bạn, những người mà bạn đối xử không tốt hoặc coi thường chính là giải pháp về nhân sự của các đối thủ cạnh tranh của bạn (cũng như là nhân viên của họ đối với bạn). Thay vì coi họ như những người làm thuê, hãy thúc đẩy họ, truyền nhiệt huyết cho họ, khuyến khích và động viên họ và họ sẽ làm tất cả vì bạn.


24H.COM.VN (theo HRVietnam)

Không có nhận xét nào: