12/6/08

Cẩm nang ra quyết định


Nghĩ theo cách của một thiên tài
Điều kiện đầu tiên và cuối cùng
để là một thiên tài là tình yêu sự thực
Goethe

“Kể cả khi bạn không phải là một thiên tài, bạn có thể dùng cách mà Aristotle và Einstein đã dùng để tăng sức mạnh của khối óc sáng tạo và đồng thời tạo dựng một tương lai vững chắc”
Tám cách sau đây sẽ giúp khuyến khích để bạn nghĩ “năng suất”, hơn là làm việc theo kiểu nhắc lại, và mục đích cuối cùng vẫn là để tìm ra giải pháp cho các vấn để. “Các cách này giống như cách nghĩ của các bộ óc sáng tạo trong lịch sử nhân loại về khoa học, nghệ thuật hay kinh doanh”.
1. Hãy đánh giá vấn đề từ cách khía cạnh khác nhau, và tìm một cách nhận định mới mà chưa ai có (hay là chưa ai công bố!).
Leonardo da Vinci đã tin rằng, để hiều cốt lõi của vấn đề, bạn bắt đầu bằng việc học cách tái tạo vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Ông đã cảm thấy cách nhìn nhận đầu tiên của mình quá chủ quan. Hoặc nhiều khi, vấn đề tự tái tạo và chuyển thành một vấn đề mới.
2. Hình dung!
Khi Einstein nghĩ qua một vấn đề, ông luôn thấy cần thiết phải trình bày qua các cách khác nhau, kể cả việc vẽ sơ đồ. Ông hình dung các phương án, và tin rằng từ ngữ, hay các con số như vậy không quá quan trọng trong quá trình phân tích.
3. Sản xuất! Một đặc điểm nổi bật của thiên tài là sức sản xuất!
Thomas Edison có 1093 mẫu sáng tạo. Ông đảm bảo sức sản xuất bằng cách đề ra mục tiêu về số lượng cho các cộng sự và chính bản thân mình. Trong một nghiên cứu thống kê về 2036 nhà khoa học trong lịch sử, Giáo sư Keith Simonton tại trường Đại học California- Davis đã phát hiện ra rằng những nhà khoa học xuất sắc nhất không chỉ có các phát hiện vĩ đại mà còn có cả những phát hiện …tồi. Nhưng họ không sợ thất bại hay làm những cách tưởng chừng như đơn giản hay tầm thường để có để được kết quả tốt nhất có thể.
4. Thử những kết hợp mới. Kết hợp, tái kết hợp các ý tưởng, hình ảnh, và suy nghĩ thành những tổ hợp khác nhau kể cả khi trông có vẻ không phù hợp hay khác bình thường.
Học thuyết di truyền mà các nhà nghiên cứu gene hiện đại lấy làm nền tảng bắt đầu khi một mục sư người Áo Grego Mendel kết hợp Toán học và Sinh học để tạo ra một môn khoa học mới.
5. Tạo các mối quan hệ, hoặc liên quan giữa những vấn đề khác nhau.
Da Vinci đã liên hệ giữa tiếng chuông và việc một hòn đá được ném xuống nước, để rồi từ đó nghĩ đến việc âm thanh chuyển động trong sóng. Samual Morse đã sáng tạo đài tiếp âm cho tín hiệu điện toán khi ông quan sát trạm nghỉ đổi ngựa trên đường.
6. Nghĩ qua các đối lập
Nhà vật lý Neir Bohr tin rằng, nếu bạn giữ các đối lập, và có những đối lập trong suy nghĩ, bạn đã bước lên một tầm suy nghĩ mới. Bohr đã nhìn nhận sóng như tính chất hạt cũng như tính chất sóng để rồi từ đó xây dựng được nguyên lý bổ sung về ánh sáng.
7. Nghĩ theo cách ẩn dụ
Aristotle nói: ẩn dụ là một dấu hiệu của sự thiên tài và ông tin rằng ai đó mà có khả năng diễn đạt sự giống nhau giữa hai cá thể hoàn toàn khác biệt và còn liên kết chúng lại với nhau, thì đó là con người có khả năng đặc biêt.
8. Luôn sẵn sàng cho các cơ hội.
Mỗi khi người ta cố gắng làm gì mà lại thất bại, thì thường họ sẽ chuyển sang làm một cái khác. Đây là nguyên tắc số 1 của sáng tạo. Thất bại sẽ chỉ có ý nghĩa nếu như ta không quá coi trọng phần kém hiểu quả của nó. Thay vào đó, phân tích lại quá trình, các yếu tố, và xem có những cách nào bạn có thay đổi những yếu tố đó, để có được kết quả mới. Đừng hỏi bản thân “Tại sao tôi lại thất bại?” mà hãy hỏi “Tôi đã làm được gì rồi?”
Giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định
Giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định là công việc con người ta làm hàng ngày
Chúng ta giải quyết vấn đề, đưa ra các quyết định hàng ngày, ở nhà, cơ quan, kể cả khi đi chơi hay đi chợ.
Có đôi lúc, chúng ta gặp phải những vấn đề vô cũng khó khăn, đòi hỏi nhiều suy nghĩ, cảm xúc hay nghiên cứu. Những bước trong mục này là để giúp bạn học được cách đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Chúc bạn may mắn!
Tính linh hoạt:
Trông thì có vẻ như những bước sau đây khá chậm chạp từ bước này sang bước nọ nhưng thực ra không phải như vậy. Những bước hướng dẫn chỉ đơn giản là tạo ra một khuôn mẫu cho các tình huống giải quyết vấn đề. Có thể các bước này trùng nhau đôi chỗ, và bạn hoàn toàn có thể quay lại những bước trước và làm lại cho tới khi có giải pháp tốt nhất.
Các ví dụ về tính linh hoạt:
• Ở bước nào cũng có công đoạn thu thập thông tin, từ lúc mới nhận định vấn đề hay là khi đưa giải pháp vào ứng dụng.
• Những thông tin mới luôn đòi hỏi phải nhận định vấn đề mới.
• Một số lựa chọn thay thế không được, lúc đó, bạn lại phải tìm cái khác để thay thế.
• Một số bước có thể được kếp hợp hoặc rút ngắn.
Giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định
Nhận định vấn đề:
Điều gì cản trở bạn đạt được mục tiêu?
• Bạn có thể đưa ra câu trả lời chung chung cho câu hỏi trên vì không có câu trả lời chính xác cụ thể.
• Bạn thiếu thông tin để định nghĩa
• Bạn chưa phân biệt được rõ giữa hiện tượng và nguyên nhân.
Hãy chuẩn bị một lời khẳng định miêu tả vấn đề, rồi tìm một người bạn tin tưởng để trao đổi và đánh giá. Ví du: nếu vấn đề của bạn lúc này liên quan đến công việc, hãy tìm đến sếp trên bạn hay người có chức năng tương ứng.
Lưu ‎Ý các câu hỏi sau:
• Vấn đề của tôi là gì?
• Đó có đúng là vấn đề của tôi hay không?
• Tôi có thể giái quyết vấn đề này hay không? Có đáng giải quyết không?
• Đó liệu có phải là vấn đề chính không? Hay đó chỉ là một trường hợp nhỏ của một vấn đề lớn hơn?
• Nếu bạn đã từng gặp vấn đề này, liệu giải pháp bạn đã từng dùng sai ở đâu?
• Liệu nó khi nào vấn đề này tự mất đi không nhỉ?
• Nếu cứ mặc kệ nó, không hiểu có rủi ro gì không?
• Vấn đề này có liên quan đến khía cạnh đạo đức gì không?
• Giải pháp phải thỏa mãn những điều kiện gì?
• Liệu giải pháp có ảnh hường đến điều gì mà nhất thiết bạn không thể thay đổi?
Thu thập thông tin:
Những người liên quan:
Các cá nhân, nhóm, tổ chức mà bị ảnh hưởng bởi vấn đề này, hay là giải pháp của nó. Hãy bắt đầu bằng bản thân bạn. Những người có khả năng quyết định và những người gần với chúng ta là dễ nhận định nhất.
Thông tin và dữ liệu:
• Nghiên cứu
• Kết quả từ thử nghiệm và học tập
• Trao đổi với các "chuyên gia" và nguồn thông tin tin cậy
• Những sự kiện trước đây quan sát được, do báo cáo hay bản thân bạn tự nhìn thấy
Giới hạn
Các giới hạn của tình huống rất khỏ thay đổi. Giới hạn bao gồm những khó khăn về tài chính, hay nguồn từ các nơi khác nhau. Nếu một vấn đề có quá nhiều giới hạn, thì bản thân những giới hạn đó đã là một vấn đề cần giải quyết.
Các ‎Ý kiến và giả định
Ý kiến của những người có khả năng quyết định là rất quan trọng. Và trong đó, cũng nên lưu tâm đến đâu là sự thực, đâu là sự thiên vị hay định kiến.
Giả sử, giả định nhiều khi tiết kiệm được khá nhiều công sức và thời gian vì rất khó có thể thu thập được hết mọi thông tin cũng như thử hết được các trường hơp. Nhưng giả sử cũng có phần nguy hiểm, bạn phải biết rõ bạn đang giả sử cái gì và loại bỏ ngay nếu giả sử đó được chứng minh là giả sử sai.

Xây dựng các lựa chọn thay thế
Hãy nhìn vấn đề bằng nhiều cách khác nhau, tìm những cách nhìn mới mà bạn chưa nghĩ đến bao giờ.
Brainstorming, đơn giản là ghi nhanh ra giấy những ‎Ý liên quan đến câu hỏi kể cả nhiều khi những ‎Ý đó có ít ‎nghĩa, là một cách học rất hay.
Một khi bạn đã lên danh sách hoặc vẽ sơ đồ của các lựa chọn thay thế, luôn chuẩn bị tư tưởng tiếp thu, tìm hiểu những cơ hội đó. Lưu Ý những lựa chọn mà:
• Cần thêm thông tin
• Có thể là giải pháp mới
• Có thể được kết hợp hoặc loại bỏ
• Có thể có sự đối lập
• Trông hứa hẹn


Đánh giá các sự lựa chọn
Sau khi liệt kê các lựa chọn,
hãy đánh giá một cách khách quan cho dù hay hay dở.
Cân nhắc mọi tiêu chí:
Kể cả khi có một giải pháp tường chừng thích hợp nhưng khả năng hạn chế, hoặc khó được mọi người chấp nhận hoặc là giải pháp đó có thể lại tạo ra những vấn đề khác mà ta không lường trước được hết, thì giải pháp đó vẫn chưa phải hay nhất.
Các phương pháp để đánh giá những lựa chọn:
Ma trận phân tích của Thomas Saaty:
hãy điền vào các ô trong bảng bên cạnh. Bắt đầu từ cột A, đi chéo ô và đối chiếu các lựa chọn với nhau.


Nếu sự lựa chọn này giá trị hơn sự lựa chọn khác, thì cho lựa chọn đó 1 điểm.
Nếu sự lựa chọn này giá trị không bằng sự lựa chọn khác, thì cho lựa chọn đó 0 điểm.
Sau đó, cộng tổng số điểm ở mỗi cột và mỗi hàng theo theo chí đó. Trong bảng ví dụ trên: thì Lựa chọn C có số điểm cao nhất, nên Lựa chọn C là lựa chọn được đánh giá cao nhất.
Ma trận SSF: Tính thích hợp (Suitability), Tính khả thi (Feasibility) và Tính linh hoạt (Flexibility)
Tính thích hợp Tính khả thi Tính linh hoạt Tổng cộng
Lựa chọn A
Lựa chọn B
Lựa chọn C
Lựa chọn D
Chấm điểm các sự lựa chọn theo thang điểm từ 1 đến 3:
• Tính thích hợp:
bản thân sự lựa chọn đó, khi lựa chọn đó |
• Tính khả thi:
Để giải quyết vấn đề này, thì cần những nguồn lực nào? (ví dụ: liệu bạn có đủ tiền chi trả không?)
Xác suất thành công là bao nhiêu?
• Tính linh hoạt:
là khả năng bạn có thể chống đỡ được với những hệ quả không tính trước, hay sự sẵn sàng nều tình hình thay đổi?
bản thân sự lựa chọn, hay khả năng kiểm soát tình hình của bạn một khi bắt tay vào làm.
Cộng tổng số điểm của cho mỗi lựa chọn, so sánh, và xếp thứ tự.
Chọn lựa chọn nào đây?
Không nên coi một sự lựa chọn nào đó là tuyệt đối hoàn hảo.
• Vì nếu có,
thì từ ban đầu đã không có vấn đề nào để giải quyết.
• Sử dụng đến trực giác của bạn:
hoặc là cảm giác để quyết định hành động.
• Trao đổi với một người tin cậy:
Liệu bạn có bỏ qua điều gì không? Liệu có còn vấn đề gì không?
Thỏa hiệp:
Hãy cân nhắc trường hợp bạn phải thỏa hiệp, khi bạn có quá nhiều vấn đề để tính tới và đôi khi, và cũng nên tính tới trung hòa của các giải pháp.

Bổ sung thêm cho giải pháp đã chọn: Cho đến trước khi đem vào áp dụng, một quyết định cũng chỉ lả một ‎Ý định tốt.


Thảo kế hoạch
Các yếu tố:
• Một quá trình trình bày từng bước một hoặc là trình bày các việc cần làm để giải quyết vấn để
• Kế hoạch liên lạc với những người liên quan
Nếu đó là vấn đề lớn, thì hãy nói kế hoạch của bạn cho những người thực sự quan tâm và những người có thể bị ảnh hưởng với vấn đề khó khăn đó. Ít nhất hãy để họ biết bạn sẽ làm gì
• Xem khả năng, các nguồn mà bạn có thể có.
• Thảo một timeline.
Giám sát quá trình:
Phần bổ sung sẽ chí có ý nghĩa nếu bạn giám sát và biết mình đang làm gì, đang ở công đoạn nào, các hệ quả, timeline và tiến bộ. Có thể trong quá trình, kết quả chưa được như bạn mong đợi, thì hãy xem lại các lựa chọn ban đầu.
Dù bạn có đạt được mục tiêu hay chưa đạt được, điều quan trọng là những gì bạn học được từ kinh nghiệm lần này: học được về bản thân, hiểu ra điều gì là quan trọng với bạn…
Cuối cùng, nếu bạn đã cố gắng hết mình, thì hãy coi lần thử nghiệm này là một thành công nho nhỏ!
Học cách ra quyết định
Sự thông thải chẳng phải là dựa trên
việc luôn tiếp thu kiến thức đó sao?
Plato, Hy Lạp năm, 360 trước Công Nguyên.

Các kỹ năng thích nghi để giải quyết vấn đề là sự kết hợp của logic, common sense, có thể không chính xác 100% nhưng cũng đưa ra được kết quả thỏa đáng.
Nếu bạn không thể làm theo được quy trình giải quyết vấn đề như gợi ‎Ý thì có thể sử dụng các cách được trình bày dưới đây trong trường hợp:
• Bạn có ít thời gian nghiên cứu
• Không cần phân tích một cách toàn diện
• Có thể chấp nhận rủi ro
• Có thể đưa ra được những quyết định ngược lại một cách nhanh chóng
Những gợi ý để giải quyết vấn đề theo hướng thích nghi:
Chuẩn bị những phần phụ thêm cho quyết định:
Đưa ra những quyết định nhỏ để đạt được một mục tiêu nào đó đã, trước khi quyết định một vấn đề lớn mà nhiều khi không thể thay đổi lại được ngay.
Ví du: trước khi lắp điều hòa nhiệt độ, bạn thử lắp rèm, mành, quạt điện… những cái cũng có thể khiến căn phòng bớt nóng. Nếu không được như mong muốn như điều hoạt nhiệt độ, thì dù sao căn phòng cũng đã bớt nóng đi trước khi bạn có điều kiện lắp điều hòa.
Khám phá:
Sử dụng các thông tin sẵn có để tìm kiếm câu trả lời.
Thực ra, khám phá là cách nói khác của việc thử nghiệm nhiều trường hợp. Tuy nhiên, khác với việc ném một dice, khám phá đòi hỏi một mục đích và hướng đi rõ ràng. Sử dụng mẹo này và có những bước đi cẩn trọng để có được câu trả lời cho vấn đề.
Ví dụ: các bác sỹ luôn tránh chuẩn đoán một bệnh duy nhất cho người bệnh. Tuy chậm mà chắc, họ sau đó mới tìm chính xác bệnh và cách chữa cho bệnh nhân.
Quản lý bằng việc phân loại
Tập trung vào những tài liệu quan trọng và để lại những tài liệu không quan trọng. Lập kế hoạch và làm việc theo hướng cái nào quan trọng hơn thì làm trước, cái nào ít quan trọng bằng thì làm sau.
Ví dụ: bạn dạy kèm Toán cho một em nhỏ. Bạn tuy biết gia đình em đó có khó khăn nhưng không có khả năng giúp đỡ. Hãy để họ biết là bạn cũng biết trong khi tiếp tục dạy kèm và giúp đỡ em đó.
Cẩn trọng
Đừng dồn rủi ro, mà hãy chia lẻ những rủi ro có thể xảy ra bằng cách tránh đưa ra các quyết định dồn bạn chỉ có một sự lựa chọn, nhất là bạn chưa đủ chuẩn bị tinh thần.
Ví du: Các nhà đầu tư khi gặp khó khăn không bỏ tất cả vào một bị, có nghĩ là họ giảm thiểu khả năng rủi ro bằng cách giữ một tỷ lệ cân bằng giữa cố phiểu, phiếu nợ và tiền mặt.
Đánh giá chủ quan
Đôi khi bạn cần đến sự đánh giá chủ quan, ví dụ như kinh nghiệm hay cảm xúc. Và có thể đánh giá chủ quan cũng giúp bạn giải quyết được vấn đề nhưng đừng lạm dụng tính chủ quan. Vì đánh giá chủ quan đôi lúc dẫn đến phán quyết hoặc quyết định sai lầm. Sử dụng logic trước, sau đó dùng đánh giá chủ quan để có cảm giác xem mình đã làm đúng chưa.
Làm việc tiếp sức
Nếu chưa cần đưa ra quyết định ngay tức khắc và nếu có thời gian đưa ra các giải pháp khác, hãy bình tĩnh và đợi nhiều khi lại có hiệu quả vì có lúc, không làm gì cả lại là biện pháp tốt nhất, có thể vấn đề tự biến mất, hoặc hoàn cảnh thay đổi và giải quyết vấn đề.
Chuyển giao cho ai đó
nếu người khác có thể làm tốt hơn, hoặc nếu ngay từ đầu, đây không phải là việc của bạn, hoặc khả năng (tiền bạc, thời gian…) của bạn không cho phép.
Tầm nhìn, cơ hội và các lựa chọn
Tìm cơ hội và các sự lựa chọn mới trong tương lai. Nếu có nhiều lựa chọn thì bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn. Nếu không có lựa chọn thay thế, thì quyết định sẽ rất ép buộc và không thỏa mãn. Bằng cách tìm cơ hội và tạo dựng nhiều lựa chọn, quyết định sau cũng bạn đưa ra sẽ có chất lượng hơn rất nhiều.
Những khó khăn có thể gặp phải
Tính không quyết đoán
Là khi bạn không dám quyết định vì sợ rủi ro hay thất bại.
Trì trệ
Là khi không dám đối mặt với vấn đề, mà chỉ giải quyết những vấn đề không đâu.
Cường điệu trong cảm xúc, hành động
Là khi bạn để cho tình hình chi phối bản thân hay để cho cảm xúc chi phối mọi viêc.
Do dự, à ơi
Không có lập trường rõ ràng, không nhiệt thành với quyết định hay sự lựa chọn của mình
Làm việc nửa vời
Lẫn lộn lung tung trong công việc. Đưa ra các quyết định không hiệu quả, chỉ để tránh tranh cãi mà cũng không giải quyết được vấn đề gì.

Nguồn: Studygs.net

Không có nhận xét nào: