3/1/08
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Hanoi |
Mỗi người chúng ta đều có nhiều vai trò mà chúng ta đảm nhận trong cuộc sống. Đến lớp học, chúng ta đóng vai trò sinh viên, nhưng đến khi về nhà thì chúng ta đóng vai trò khác. Mỗi vai trò quy định những khuôn mẫu hành vi, nếu làm sai thì chúng ta sẽ chịu sự phê phán, trừng phạt của cộng đồng, xã hội.
Đó là xã hội qui ước về vai trò và con người thể hiện vai trò của mình như thế nào (đánh giá vai trò ). Sự thể hiện vai trò này tùy thuộc rất nhiều về ý thức, tức là suy nghĩ của con người về những gì người khác mong đợi ở mình. Đôi lúc lúc cũng có những rắc rối : ví dụ như khi người khác suy nghĩ là ta mong đợi ở họ điều A và họ cố gắng làm điều này, nhưng thật ra ta lại mong đợi ở họ điều khác (B).
Nếu con người lạc quan, yêu đời thì dễ dàng cởi mở để thay đổi vai trò của mình, đó sự linh hoạt về vai trò. Còn sự mơ hồ về vai trò là khi con người gặp trục trặc, có vấn đề vì họ mơ hồ về những điều mà họ đảm nhận.
Ta cũng có khi gặp tình trạng mâu thuẫn về vai trò khi những người thân của chúng ta mong muốn khác nhau đối với ta. Ta muốn là một sinh viên giỏi và một đứa con ngoan hiền, nhưng ta không làm được nên ta bỏ luôn. Khi có mâu thuẫn về vai trò thì có vài phương cách để giải quyết như :
lờ đi hay trốn tránh
dung hòa
tránh, không làm gì hết
từ bỏ vai trò của mình luôn.
Vai trò của ta cũng có lúc bị gián đoạn như khi ta rời khỏi gia đình đi xa một thời gian dài hay người lớn tuổi nghỉ hưu không còn làm gì nữa, họ đau buồn vì vai trò của họ bị gián đoạn. Nhưng khi cùng lúc chúng ta đóng hai vai trò ( như trường hợp người cha đi xa, người mẹ phải đóng cà hai vai, nếu người mẹ bị bệnh thì không thể chăm sóc cho con cái được, đó là áp lực về vai trò. Nếu trong cuộc sống có nhiều khó khăn thì ta tuyệt vọng, ta tự cô lập đối với người khác, ta bỏ học, ta thụ động buông trôi. Trường hợp này được gọi là sự co rút vai trò.
Nguyễn Ngọc Lâm
Sự tác động của cảm xúc và suy nghĩ lên hành vi
Cảm xúc là sự thể hiện tình cảm. Con người thường khó thừa nhận và biểu lộ cảm xúc của mình đặc biệt là những người đang gặp khó khăn và đau khổ. Nhưng những cảm xúc không được biểu lộ, bị chôn dấu thì thường là động cơ tiềm ẩn sau những hành vi tiêu cực mang tính hủy hoại (như sử dụng ma túy, đánh nhau…Người ta chọn những hành vi này (có ý thức hoặc vô thức) để che dấu hoặc bộc lộ những tình cảm, cảm xúc dồn nén của mình như một cách để thoát khỏi sự đau đớn do các cảm xúc đó tạo ra ( Ví dụ minh họa : Trường hợp chôn dấu một chiếc hộp chứa chất độc trong đó và chôn nó xuống đất)
Tất cả cảm xúc - giận giữ, ghen tuông, đau khổ, cuồng si, nghi ngờ, mâu thuẫn trong tình cảm đều là một phần tự nhiên của sự trải nghiệm của con người
Suy nghĩ của con người tác động đáng kể lên hành vi và cảm xúc của họ. Đôi khi những ý nghĩ không tích cực có thể dẫn đến cảm xúc tiêu cực và do đó hành vi cũng tiêu cực (V.Long,1996). Nếu chúng ta nghĩ về bản thân một cách tồi tệ, chúng ta có thể trở nên chán nản và có thể có những hành động theo cách hủy diệt bản thân. Ngược lại, nếu chúng ta chán nản, chúng ta có thể bắt đầu nghĩ xấu về bản thân.
Hành vi của con người phần lớn bị hướng dẫn bởi suy nghĩ và cảm xúc.Theo Albert Ellis, lý thuyết này được mô tả theo khung hành vi ABC :
A : là sự kiện tác động (Activating event, antecedent), tạo cảm xúc, cảm nhận
B : là niềm tin (Belief), suy nghĩ chi phối phản ứng đối với sự kiện
C : là hậu quả (Consequence) của phản ứng
Ví dụ : A : Anh H. thường bị sếp chê là năng lực kém, không hoàn thành nhiệm (sự kiện)
B : “Chắc là mình kém thật, chẳng có ai khen mình cả” (Niềm tin)
C : Anh H. thất vọng và xin nghỉ việc.(Hậu quả - Hành vi).
Nguyễn Ngọc Lâm
Trọng tâm của mỗi cuộc cải tổ chính là sự thay đổi trong nguyên tắc, đời sống công việc hàng ngày, đem lại những bước phát triển mới cho một tổ chức. Tuy nhiên, để những thay đổi tích cực ấy len lỏi đến từng con người và ai cũng chấp nhận, thích nghi với chúng, thì đó lại là cả một quá trình gian nan cho những người cầm trịch.
Tại sao chúng ta lại khó thay đổi đến vậy? Tại sao mỗi cuộc cải tổ luôn phải đối mặt với những phản ứng gay gắt từ người thực thi? Bài viết của Joy S. Ruhmann đăng trên tạp chí Business Leader sẽ hé mở những lời giải thích thú vị về vấn đề nan giải này.
Những phẩm chất của nhân viên hiện đại | |
Ngày nay đang là thời kỳ của những nhân viên có “phẩm chất vượt trội” hơn là “năng lực vượt trội” Các ông chủ ngày càng lắm đòi hỏi, đó là một thực tế và là xu thế tất yếu. Trước đây, tất cả những gì nhân viên cần trang bị là một kiến thức vững vàng về chuyên môn và một phong thái nhanh nhẹn. Ngày nay, với mọt nhân viên hiện đại, điều đó vẫn quan trọng, nhưng chưa đủ. Vậy nhân viên cần phải trang bị thêm những phẩm chất nào? 1. Tiếp thu tốt, chịu học hỏi, chịu thay đổi. Ông chủ một công ty trong lĩnh vực thiết kế, quảng cáo, đã nói về quan điểm tuyển dụng của mình: “Tôi không thích và hiếm khi chịu lấy người từ nơi khác đến, cho dù họ có kinh nghiệm. Tôi thích tuyển sinh viên mới tốt nghiệp. Dù họ non nớt nhưng lại dễ đào tạo và chịu tiếp nhận văn hoá công ty của chúng tôi”. 2. Óc sáng tạo và khả năng đóng góp sáng kiến “Bạn có biết vì sao chúng tôi sử dụng và ưu đãi các bạn thay vì những con rôbốt, dù cho năng suất lao động và sự chính xác của chúng vượt xa bạn không? Vì chúng không có khả năng sáng tạo, không có sáng kiến trong quá trình làm việc như các bạn!”. Đó là lời của một chuyên gia về phát triển nguồn nhân lực. Càng về sau, các nhà sử dụng lao động sẽ càng đánh giá cao những nhân viên có phẩm chất này. Và đi kèm với nó là khoản tiền thưởng lớn cùng việc nâng cấp vượt bậc. 3. Tinh thần đồng đội. Phẩm chất này còn được đánh giá cao hơn cả năng lực chuyên môn. Thời đại team work, sức mạnh của một công ty được tạo thành từ năng lực của những nhóm cộng tác với nhau chứ không phải của vài cá nhân lẻ tẻ. Bởi vậy, bạn sẽ dễ dàng là nhân vật dẫn đầu nếu vừa giỏi chuyên môn, lại vừa có tinh thần hợp tác tốt, là một hạt nhân liên kết và hoạt nhóm. 4. Có trách nhiệm cao với công việc. Luôn theo sát và nắm rõ từng diễn biến cho đến khi hoàn thành ở mức tốt nhất. Dù phải làm thêm giờ hoặc bỏ thêm vào đấy một số chi phí cá nhân, bạn cũng không nên suy tính thiệt hơn. Tuyệt đối không làm việc theo kiểu “hết giờ chuồn vội”. 5. Thành thạo vi tính và tiếng Anh lưu loát. Hiện nay, môi trường làm việc và giao tiếp trong các công ty không hoàn toàn “thuần Vịêt” như trước. Yếu tố nước ngoài và người nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Chính điều này đã thay đổi ngôn ngữ giao tiếp trong văn phòng từ tiếng Việt sang tiếng Anh. 6. Biết quý trọng của công. Một giám đốc nhân sự đã kể một câu chuyện giải thích vì sao ông lại chọn cô gái có ít bằng cấp và ngoại hình ít sáng sủa hơn trong số nhiều ứng viên đến dự tuyển: “Khi đó, người tạp vụ đang quét dọn và hất một nhúm kẹp giấy ai đó làm rơi vãi, định cho vào sọt rác. Cô gái đó đã ngăn lại và cúi xuống nhặt từng chiếc kẹp giấy lên, rồi đưa trả cho người tạp vụ. Thời buổi này, tìm được những nhân viên tiết kiệm như vậy còn mừng hơn săn được nhân tài!. 7. Biết giữ bí mật. Ở số công ty, đặc biệt là những công ty kinh doanh, bí mật là bài toán sống còn của họ. Hãy biết rõ trách nhiệm và công việc của mình, chỉ nói điều cần thiết, có cân nhắc, không làm “người đưa tin” khi không được ai yêu cầu. Đó là mọot phẩm chất quyết định sự tin cậy của đồng nghiệp và cấp trên. 8. Thông minh, hoạt bát, tự tin, giỏi giao tiếp. Dĩ nhiên ở mỗi cấp bậc, mỗi vị trí công việc sẽ đòi hỏi yếu tố này ở mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, dáng vẻ, ngôn ngữ của bạn phải biết toát lên điều đó. Sự chậm chạp, quá hướng nội và nhút nhát thường bị đánh giá là không sẵn sàng để đón nhận những công việc mang tính thách thức và đòi hỏi sự bứt phá. 9. Gắn bó trung thành. Thử thách về lòng trung thành là bước không thể thiếu khi người lãnh đạo muốn đặt lòng tin và cơ hội vào tay một nhân viên nào đó. Rất nhiều công ty tạo nên sợi dây chuyền về quyền lợi và phúc lợi để thắt chặt thêm sự gắn bó giữa công ty với nhân viên. Ngược lại, họ cũng đòi hỏi bạn thể hiện thiện chí này. 10. Chăm sóc hình ảnh bản thân bao gồm trang phục và cơ thể. Những văn phòng hiện đại, sang trong đòi hỏi nhân viên phải hoà hợp với khung cảnh chung. Bạn cần giữ gìn cơ thể để không “bể phoọc”. Tóc, móng và da dẻ phải được chăm sóc định kỳ. Biết trang điểm ăn mặc lịch sự, đúng cách. Hãy tích cực đi, vì sự thành công của chính bạn | |
(Theo Thanh niên) |
| |||
1. Tập hợp những cá nhân xuất sắc Khả năng làm việc của những nhân viên hàng đầu có thể mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ. Đừng ngần ngại đầu tư cho nhóm của mình một vài nhóm viên "có sạn trong đầu". Một người giỏi bằng 3 người trung bình, đừng quá quan tâm đến số lượng. Để mời được những nhóm viên có năng lực đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Đừng tìm kiếm kiểu "fast food". Hãy tìm hiểu tính cách, động cơ làm việc của những người được lựa chọn cũng như năng lực chuyên môn của họ, thể hiện ở khả năng giải quyết vấn đề, tầm nhìn và cách phân tích các chi tiết. 2. Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ Nhiều nhà quản trị chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ của từng thành viên, đó là một sự đảm bảo chắc chắn cho các nhiệm vụ được hoàn thành hiệu quả nhất. Khi đặt một người vào đúng vị trí của họ, trao cho họ vũ khí sở trường, công việc đảm bảo sẽ được thực hiện rất xuất sắc. Bạn có thể giúp các nhân viên tự khám phá ra động cơ làm việc và khả năng của họ bằng cách phỏng vấn, giao việc, thử trình độ,... 3. Đảm bảo sự cân bằng Một dự án luôn thực hiện rất nhiều hoạt động. Vì vậy, trong nhóm phải có đầy đủ các nhóm viên chuyên gia trong từng lĩnh vực (tư vấn, phân tích, chuyên gia IT…). Rắc rối trong ở khâu nào sẽ có người giải quyết ngay khâu ấy, không để dự án bị ách. Sự cân bằng trong tính cách giữa các cá nhân cũng cần đảm bảo, điều này sẽ thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp trong nhóm. Luôn đề cao tinh thần tập thể, lựa chọn thành viên có chuyên môn cao đồng thời với khả năng thích ứng và linh hoạt với công việc cũng như với những người khác. 4. Kiểm soát và điều chỉnh kịp thời Là nhóm trưởng, bạn phải sâu sát mọi hoạt động của nhóm để có những điều chỉnh hợp lý. Không chỉ điều chỉnh công việc, bạn còn phải điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhóm viên, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nội bộ để hóa giải, không để chúng ảnh hưởng đến công việc. Sự tự ý thức trong nhóm là điều cốt yếu, các thành viên cần thường xuyên đóng góp ý kiến, trình bày quan điểm của mình. Các buổi thảo luận công khai, có quy mô là rất cần thiết. 5. Gây dựng lòng tin Không nên "vạch lá tìm sâu" hay tùy tiện khiển trách thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, việc biểu dương các thành tích, dù là nhỏ và đánh giá cao sự đóng góp của các thành viên sẽ thiết lập được sự thi đua và tính thân thiết trong nhóm. Biết chấp nhận sai sót của mọi người, coi đó như một cách để họ học hỏi. Chắc chắn về vai trò và trách nhiệm của từng người để giao nhiệm vụ cho họ. Một nhà quản trị giỏi phải biết cân bằng giữa sức mạnh của từng cá nhân với sức mạnh của tập thể. 6. Chặt chẽ trong công việc và thân mật với mọi người Tạo cơ hội cho các thành viên phát huy tối đa khả năng của mình. Sự hoàn thiện của mỗi cá nhân sẽ đóng góp cho thành công của cả nhóm. Động viên các thành viên trong nhóm khi họ gặp phải thất bại và cho phép họ sửa sai. Đặt con người lên hàng đầu. Cư xử chân thành với các nhóm viên. 7. Nhắc nhở thường xuyên và kiểm tra sự thực hiện Sự minh bạch, rõ ràng trong việc truyền đạt thông tin cho cả nhóm là điều kiện rất quan trọng để thành công. Một dự án thường gặp nhiều thay đổi so với kế hoạch trong quá trình triển khai, mỗi thành viên cần nắm bắt kịp thời những điều chỉnh, tránh sự nhận thức mơ hồ. Tập thể nhóm cần được thông tin về bất kỳ một sự thay đổi nào, từ đó có thể tránh những va chạm làm ảnh hưởng đến công việc và nhiệm vụ của họ. Cần chắc chắn rằng các thành viên có sự nhận thức đầy đủ như nhau về những gì cần hoàn thành và mọi người luôn gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, nhà quản trị luôn phải cập nhật những thông tin phản hồi. Có như vậy, hoạt động của nhóm mới thực sự mang lại hiệu quả tối ưu. |
Kho Báu Dưới Lòng Đất |
Trong nhiều năm làm việc trong vườn, mẹ đã đào một số món đồ chơi hỏng bị ai đó bỏ đi. Chú lính hựa cầm súng đã sứt hỏng, các chàng cao bồi cưỡi ngựa bị gãy chân, những viên bi rạn nứt. Phần lớn những người sẽ ném những món đồ chơi hỏng này vào sọt rác nhưng mẹ lại xem chúng như báu vật. Khi anh em chúng tôi trêu mẹ về việc này, mẹ chỉ nhẹ nhàng lắc đầu và mỉm cười.
" Các con hãy nghĩ đến ngôi nhà cũng có lịch sử riêng của chúng. Phải có con trẻ của ai đó đã từng sống và trưởng thành ở đây " - Mẹ thừơng bảo như thế.
Những món đồ chơi tìm được trong vườn được mẹ lau sạch bùn đất rồi nhẹ nhàng cất vào trong một hộp đựng giầy đặt trên kệ phía trên máy giặt. Năm này sang năm khác, chúng chiếm không gian và bám đầy bụi nhưng mẹ không chịu đem bỏ đi. Mẹ biết rằng có một đứa trẻ đã từng xem những chú lính nhựa, chàng cao bồi, và các viên bi này như là báu vật. Và chỉ riềng điều này cũng khiến chúng đủ tầm quan trọng để được lưu giữ.
Một ngày nọ, có một người lạ trạc tuổi trung tuần đến gõ cửa nhà chúng tôi. Ông tự giới thiệu về mình với chút bối rối
" Tôi lớn khôn từ ngôi nhà này, tôi ra thị trấn vì tang cha và cảm thấy nhớ về quá khứ của mình. Bà có phiền nếu tôi dạo quanh ngôi nhà?" - Ông giải thích.
Mẹ thở dài biểu hiện sự thương cảm và nói:" Tôi tin rằng mình đang giữ một ít đồ vật thuộc về ông ". Nói xong mẹ ra phía sau nhà, mang chiếc hộp và đưa cho người khách lạ. Lấy làm khó hiểu, ông mở nắp rồi thở hắt vì kinh ngạc khi những món đồ chơi thuở bé của mình vẫn còn được giữ gìn cẩn thận. Ngập tràn cảm xúc ùa về từ ký ức, ông lắp bắp cảm ơn trong đôi mắt nhòe lệ.
Mẹ mỉm cười. Mẹ luôn hiểu rằng sớm hay muộn, những kho báu trong khu vườn sẽ lại được cần đến. Như những hạt giống ngủ quên, ký ức nằm trong món đồ chơi chỉ chờ đúng lúc để đâm chồi.
Theo bản dịch của Mao Trí Hùng
Truyện ngụ ngôn của một người nghèo |
Có một câu chuyện nói về một người nghèo rằng, một hôm vợ anh ta mua về một quả trứng gà, anh chàng nghèo nói rằng nếu mang quả trứng đi ấp để nở ra một con gà, con gà này lớn lên lại đẻ trứng, trứng sẽ nở ra một đàn gà, dùng đàn gà đổi lấy một con dê, dê mẹ sẽ đẻ ra dê con; đổi dê lâý bò, bò mẹ lại đẻ ra bò con… bán bò đi sẽ mua được ruộng đất, có tiền làm nhà và lấy thêm một vợ bé… Người vợ đang lắng nghe như nuốt lấy từng lời của chồng khi nghe tới đó bỗng nổi giận đùng đùng, cầm ngay quả trứng lên ném mạnh xuống đất cho vỡ nát ra. Giấc mộng của người nghèo bỗng chốc tan thành mây khói.
Vốn càng nhỏ thì rủi ro càng lớn, khi trong tay bạn chỉ có một quả trứng gà thì chỉ cần có một va chạm nhẹ sẽ có thể mất tất cả. Đó chính là chỗ yếu của người nghèo.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam hiện cũng trong tình cảnh tương tự, vốn ít nguồn lực hạn chế khiến họ phải luôn cân nhắc tìm ra những cách thức phù hợp nhất để biến quả trứng của mình nở thành vàng.
Theo Unicom
Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ! |
Chỉ cần một ý nghĩ về tiền bạc cũng biến một con người trở nên ích kỷ, làm cho người đó ít sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn và chỉ thích "độc lập tác chiến". Trong một loạt thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy tiền thúc đẩy con người cố gắng đạt được mục tiêu của mình và làm thay đổi hành vi của họ đối với người khác. Ý nghĩ về tiền bạc khiến người ta cảm thấy tự mãn hơn và vì thế sẵn sàng "chơi" một mình. Bất kể tiền thật hay tiền giả, hay chỉ bức hình về các đồng bạc, khi được đặt trước mặt, con người đều trở nên ích kỷ. Kết quả lý giải vì sao chủ đề tiền bạc có thể làm phá huỷ các mối quan hệ bền chặt nhất. Các nhà nghiên cứu Trường quản lý Carlson tại Đại học Minnesota, Mỹ, chia 50 sinh viên đại học thành 2 nhóm. Một nhóm được "tiêm" vào đầu ý nghĩ về tiền bạc, còn nhóm kia thì không. Có vài cách để khiến người tham gia nghĩ đến tiền như cho mọi người chơi trò ghép chữ liên quan đến tiền, hay cho họ ngồi trước màn hình máy tính có các hình ảnh tờ tiền trôi nổi. Những người này không biết rằng tiền là một phần của cuộc thí nghiệm khi họ trả lời các câu hỏi. Tiếp đến, các nhà khoa học yêu cầu những người tham gia giải quyết một vấn đề và cho biết sẽ có người trợ giúp nếu cần đến. Kết quả là những người đã nghĩ đến tiền thì tự thân vận động lâu hơn trước khi viện đến sự giúp đỡ. Trong một thí nghiệm khác, người tham gia đang ngồi trong phòng trả lời một bản câu hỏi thì một sinh viên bước và nhờ họ giúp đỡ một bài tập không mất nhiều thời gian. Nhóm nghĩ đến tiền chỉ dành ra 25 phút để giúp đỡ, trong khi nhóm còn lại mất trung bình 42,5 phút. Trong một thí nghiệm khác nữa, một người bước vào phòng khi những người tham gia đang trả lời câu hỏi và vô tình làm rơi một đống bút chì. Những người nghĩ đến tiền nhặt giúp số bút ít hơn rất nhiều so với nhóm còn lại. Để tìm hiểu tiền ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa người và người như thế nào, các nhà khoa học thông báo cho những người tham dự biết họ sẽ có một cuộc nói chuyện để làm quen với người khác. Những người tham dự sẽ tự đặt 2 chiếc ghế để ngồi nói chuyện trong phòng. Những ai thuộc nhóm nghĩ đến tiền đặt khoảng cách giữa 2 chiếc ghế xa hơn so với nhóm kia. Ngoài ra, khi được chọn giữa hai loại hoạt động - nấu ăn một mình tại nhà hay tham dự lớp học nấu ăn gồm 4 người - nhóm thiên về tiền chọn hoạt động cá nhân nhiều hơn. Và khi được chọn làm việc một mình hay tập thể trong một dự án quảng cáo, thì ít người trong nhóm nghĩ đến tiền chọn hoạt động tập thể. Theo tác giả nghiên cứu Kathleen Vohs, có thể nhận thấy rằng sự hợp tác sẽ giảm đi đáng kể khi tiền bạc xen vào. Đối với các nhà quản lý kinh doanh, họ nên thận trọng khi nhắc đến vấn đề tiền bạc trong các hoạt động nhóm. Còn đối với những đôi yêu nhau, gạt bỏ vấn đề tiền bạc sang một bên sẽ giúp duy trì lâu dài mối quan hệ. Theo VnExpress/Livescience |
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của bất cứ doanh nghiệp nào. DARWIN có những giải pháp phù hợp và hiệu quả để liên kết con người với việc làm nhằm tối ưu hoá việc kinh doanh của quý công ty
Sau đây là một số những giải pháp về việc nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên:
Quản lý kiến thức (Knowledge Management)
Tiêu chuẩn chuyên môn (Workforce Qualification and Certification)
Chiến lược phát triển và đào tạo (Training and Development Strategies)
Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo (Curriculum Design and Development)
Đào tạo dựa cơ sở trên thành quả công việc (Performance Based Training)
Chiến lược tuyển dụng và giữ nhân viên (Recruiting and Retention Strategies)
Hệ thống đo lường thành quả công việc (Performance Measurement System)
Sơ đồ cấu trúc công việc và tổ chức (Job Structure and Organizational Layout)
Khuôn mẫu đo lường khả năng và kỹ năng (Competency Models)
Hệ thống lương, tiền thưởng, và phúc lợi xã hội dựa trên thành quả công việc (Compensation, Reward, and Pay for Performance Systems)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét