21/10/08
Làm thế nào để xác lập và phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp?
Làm thế nào để xác lập và phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp?
Để xác lập giá trị văn hóa cốt lõi, doanh nghiệp có thể sử dụng quy trình sau:
Bước 1: Xác định đối tượng điều tra.
Đối tượng điều tra phục vụ xác lập tập giá trị văn hóa cốt lõi có thể bao gồm:
- Các chuyên gia và những cá nhân có kinh nghiệm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Khách hàng và các đối tác của doanh nghiệp.
- Tập thể cán bộ nhân viên của công ty.
Quá trình xác lập tập giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp được triển khai như một hoạt động quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Quá trình này cho phép nắm bắt được cảm nhận của các cá nhân có liên quan về doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh.
Với khách hàng và các đối tác, doanh nghiệp xác lập có chọn lọc và mang tính đại diện.
Với các đối tượng đến từ bên trong doanh nghiệp, điều tra nên được tiến hành trên diện rộng.
Nếu doanh nghiệp có quy mô nhân sự xấp xỉ 100 người, nên tiến hành điều tra toàn thể. Với doanh nghiệp có quy mô nhân sự lớn, điều tra chọn mẫu có thể được tiến hành. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu phải đảm bảo đại diện tất cả các thế hệ và các cấp độ nhân sự. Với doanh nghiệp có quy mô nhân sự nhỏ hơn 50, nên sử dụng bổ sung ý kiến các chuyên gia.
Bước 2: Xác định phương pháp và công cụ điều tra
Giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp có thể được tiến hành theo hai phương pháp chủ yếu:
Phương pháp chuyên gia: Sử dụng ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp để lựa chọn các giá trị cốt lõi. Các chuyên gia thường dùng phương pháp brainstorming để đưa ra các giá trị, sau đó thảo luận, hội thảo để thống nhất.
Phương pháp điều tra xã hội học (thường sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn): Doanh nghiệp tiến hành điều tra xã hội học các đối tượng có liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để làm rõ những giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc kết hợp cả hai phương pháp nêu trên. Thông thường, phương pháp chuyên gia được sử dụng để xác lập các tập các giá trị ban đầu. Trên cơ sở tập các giá trị này, chuyên gia sẽ xây dựng bảng hỏi để tiến hành điều tra xã hội học trên diện rộng để kiểm chứng và lựa chọn các giá trị quan trọng nhất.
Bảng hỏi là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều tra xác lập tập giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp (Corporate Culture Questionnaire). Bảng hỏi được thiết kế sử dụng thang bậc Likert, với cấp độ từ 5 -10. Kết quả xử lý thống kê các dữ liệu cho phép đúc rút ra được tập các giá trị văn hóa cốt lõi.
Ví dụ một phần bảng hỏi được sử dụng trong điều tra xác lập tập giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp tại Ngân hàng Vietinbank:
Bảng hỏi được thiết kế phù hợp với từng đối tượng điều tra. Với các đối tượng đến từ bên ngoài doanh nghiệp, bảng hỏi thường được thiết kế giản lược, tập trung vào thu nhận thông tin định vị các giá trị doanh nghiệp đã, đang và nên mang lại cho khách hàng, cho các đối tác khác.
Bước 3: Tiến hành điều tra và xử lý dữ liệu
Quá trình điều tra được tiến hành đồng thời với các hoạt động truyền thông nhằm lôi kéo sự tham gia của mọi người vào cuộc. Quá trình điều tra được tiến hành khuyết danh. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp tiến hành điều tra thông qua các bảng hỏi điều tra trực tuyến. Một số diễn đàn trao đổi trên mạng nội bộ, bản tin… của doanh nghiệp được sử dụng như những công cụ truyền thông nội bộ rất tốt cho quá trình này.
Dữ liệu thu được được xử lý thống kê. Các phần mềm xử lý thống kê phổ biến hiện nay là Excel, SPSS… Các phân tích PCA, typology, discriminant được sử dụng phổ biến trong xác định tập giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp.
Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy ba giá trị quan trọng là tinh thần hợp tác, truyền thống, sáng tạo và chất lượng được đề cao nhất (vạch ngang thể hiện mức trung bình).
Bước 4: Hội thảo. Các buổi hội thảo nhằm hai mục đích: truyền thông về phát triển văn hóa doanh nghiệp và lấy ý kiến để hoàn chỉnh tập giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp.
Bước 5: Quyết định tập giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp dựa trên cơ sở kết quả điều tra, ý kiến của các thành viên để quyết định lựa chọn các giá trị văn hóa. Một số giá trị được lựa chọn đang được thừa nhận sẽ được doanh nghiệp duy trì và phát triển. Với một số giá trị khác, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng các chương trình hành động nhằm phát triển và tôn vinh.
TS. Lê Quân – Chủ tịch Hội đồng chuyên gia EduViet
Nhãn:
Văn hóa doanh nghiệp
15/10/08
Tổng giám đốc điều hành (CEO) làm gì bên cạnh tỏ rõ vai trò lãnh đạo?
Tổng giám đốc điều hành (CEO) làm gì bên cạnh tỏ rõ vai trò lãnh đạo?
Ngày nay do vai trò của giới lãnh đạo ngày càng được phát triển và phân tán rộng rãi trong các tổ chức, chẳng bao lâu, sự độc quyền của những nhà điều hành này sẽ không còn nữa. Vai trò của họ đang dần dần chuyển đổi.
Theo truyền thống, nhiệm vụ chính của tổng giám đốc điều hành là lãnh đạo đối với các tổ chức họ nắm quyền. Tuy nhiên, một lý do khá hoàn hảo để tin rằng vai trò này đang chuyển đổi thành vai trò của một quản gia, người quản lý, huấn luyện viên, người xúc tác, hay người khích lệ. Tổng giám đốc điều hành là những người có địa vị cao nhất nhưng cũng là khách hàng. Một trong những vai trò hàng đầu của họ đó là thúc đẩy, tăng cường khả năng lãnh đạo của mình đối với nhân viên.
Lãnh đạo mà không phải là người lãnh đạo
Nếu tổng giám đốc điều hành thực hiện vô số vai trò mà không cấu thành lên kỹ năng lãnh đạo, thì tốt hơn họ nên điều chỉnh lại việc lãnh đạo thành hành động không thường xuyên. Chúng ta có thể nhận thấy những điều tương tự xảy ra với những thuỷ thủ hay người lái tàu. Những người trong vai trò chính thức điều khiển con tàu, làm cho nó vận hành ngày nay mà không cần đến cánh buồm. Họ chỉ vận hành con tàu có buồm ngày nay vì mục đích thể thao hay giải trí. Đi thuyền có buồm hiện nay đang là một hoạt động tự do, dành cho một dịp đặc biệt nào đó, không thường xuyên xảy ra, còn thực tế vai trò chủ yếu của nó thì không phải vậy. Vậy nên, chúng ta có thể nói rằng không bao lâu nữa sẽ chẳng còn chàng thuỷ thủ nào nhưng sẽ vẫn tồn tại những người điều khiển tàu với những kỹ năng vận hành tàu thuyền có buồm. Tương tự, lãnh đạo là việc thúc đẩy những phương hướng mới hoặc làm gương, tiến hành những hoạt động phụ động, chứ không còn là một vai trò chính thức nữa.
Lãnh đạo và rắc rối
Thế giới ngày càng trở nên phức tạp, rắc rối và thay đổi nhanh chóng, do vậy bất kỳ ai cũng mong muốn được thể hiện vai trò lãnh đạo gián tiếp, không thường xuyên nhiều hơn. Đổi mới trong kinh doanh nói riêng cũng cần tới những người lãnh đạo nhân viên. Nhưng đó phải là là lãnh đạo tư duy, thúc đẩy việc cho ra đời những sản phẩm và dịch vụ mới hoặc những tiến trình tốt hơn, được cụ thể bằng những hướng đi lên, đi xuống hoặc sang ngang. Những nhân công trí thức có vị trí hàng đầu với những ý tưởng tiến bộ cũng có thể thể hiện sự lãnh đạo của họ theo hướng này ngay cả khi họ thiếu kỹ năng để đảm trách việc quản lý một nhóm theo cách chính thức hoặc không chính thức.
Những tổng giám đốc điều hành, họ làm gì?
Càng ngày chúng ta càng phải thừa nhận rằng các tổng giám đốc điều hành nên thể hiện vai trò lãnh đạo của họ như những người khích lệ hoặc người xúc tác đối với nhân viên. Trong cuốn sách nổi tiếng “Good to Great”, Jim Collins đã phát triển ý tưởng về những vị lãnh đạo “cấp 5” (lãnh đạo cấp cao nhất với những tố chất tiêu biểu: khiêm tốn + ý chí nghề nghiệp + giản dị + kiên định + quyết đoán), những người đủ khiêm tốn để thừa nhận rằng họ không phải là người tường rõ mọi chuyện, có trong tay mọi lời giải đáp. Để triển khai các chiến lược mới, họ cần những nhân viên tốt nhất để cùng nhau sát cánh và sử dụng những câu trả lời điều tra được và vẽ lên những ý tưởng từ những suy nghĩ, hướng đi của họ. Việc lãnh đạo này, nó gần giống với việc sắp xếp lại những chiếc ghế khổng lồ. Và theo cách nói trên, nó vẫn giữ nguyên được tầm nhìn hiện trạng của các tổng giám đốc trong vai trò lãnh đạo nhưng lại làm mất đi ý nghĩa nền tảng trong cương vị lãnh đạo: luôn có việc phải làm cùng với việc đưa ra phương hướng chỉ đạo. Do vậy, không nên nhìn nhận việc huấn luyện và khích lệ là một kỹ năng lãnh đạo, đơn giản bởi vì bất kỳ ai làm lãnh đạo đều phải làm điều đó.
Tổng giám đốc điều hành – vai trò như một khách hàng
Trong kinh doanh mà yếu tố đổi mới luôn được đặt lên hàng đầu thì những ý tưởng mới cần được huy động và thu thập từ cấp dưới đến cả cấp lãnh đạo cấp cao. Tổng giám đốc sẽ điều hành giống vai trò của người khách hàng hơn là một người lãnh đạo. Cụ thể hơn, họ là những người mua, đại diện cho các cổ đông, ngược lại những người cổ đông này tin tưởng trao cho họ quyết định đầu tư đúng đắn. Theo quan điểm này, tổng giám đốc điều hành sẽ như một nhà đầu tư quyết định cần quan tâm hay bỏ qua những ý tưởng mới nào. Tất cả nhân viên có thể thể hiện khả năng lãnh đạo thực sự của họ mỗi ngày trên phương diện nhỏ nào đó, không mang tính thường xuyên.
Tổng giám đốc điều hành - đầu tầu của cả tập đoàn
Tất cả các bộ phận đều cần ai đó chèo lái con tầu trong những lúc biến cố. Một người mạnh mẽ có khả năng đảm trách công việc sẽ như một trọng tài phân xử khi xung đột không thể giải quyết được đối với các bên liên quan. Hành động này được gọi là quản lý. Chúng ta chỉ được gọi việc quản lý là lãnh đạo khi chúng ta thực sự nhìn nhận con người đứng đầu này như một lãnh đạo. Tổng giám đốc điều hành vẫn có thể tỏ rõ uy lực lãnh đạo của họ nhưng nó sẽ được nhìn nhận như những hành động không thường xuyên, ví như việc thúc đẩy một chiến lược mới, tán thành những tiêu chuẩn để môi trường và đạo đức tốt hơn.
Tổng giám đốc điều hành - huấn luyện viên
Trong một đội thể thao như bóng đá chẳng hạn, các cầu thủ chính là những người thể hiện khả năng lãnh đạo của họ trên sân. Người huấn luyện viên luôn ngồi trên ghế dài và đưa ra những quyết định quan trọng, nhưng trong vai trò của người khuyến khích và người có quyền quyết định hơn là vai trò của người lãnh đạo. Công việc này khá giống với việc điều hành của Tổng giám đốc điều hành. Bởi lẽ thế giới vô cùng phức tạp và ngày càng thay đổi nhanh chóng, họ phải tạm gác vị trí cầu thủ của mình lại để thể hiện vai trò của Tổng chỉ huy nhiều hơn. Thay vì đứng ngoài đường biên cổ vũ các cầu thủ và giải quyết các tranh chấp thì khả năng lãnh đạo thực sự phải được thể hiện trong sân cỏ. Trong kinh doanh, lãnh đạo có nghĩa là những hành động không thường xuyên trong việc thúc đẩy phương hướng tốt hơn khi làm việc.
Tổng giám đốc điều hành sẽ vẫn thực hiện vai trò cốt yếu nhưng chỉ một số trong những công việc họ đảm trách trong vai trò của người lãnh đạo. Đơn giản họ không hoàn toàn là những người lãnh đạo. Tuy vậy nhưng họ vẫn hoàn thành vai trò của mình một cách hiệu quả.
Không ít trong số những thành công của họ chính là việc quản lý đúng đắn. Đây chính là sự chuyển đổi chủ yếu theo triển vọng nếu bạn muốn hiểu rõ về việc lãnh đạo trong thế kỷ 21.
X.Chi
Theo Business Management
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)