31/3/08

Cạnh tranh và Chơi xấu


Tất cả chúng ta đều biết câu chuyện Rùa và Thỏ, biết về cuộc bại trận của chú Thỏ chạy nhanh như tên bắn trước chú Rùa ì ạch. Ở đó, cô giáo rút ra cho bao nhiêu thế hệ học trò bài học về sự mưu trí của Rùa và chê cười chú Thỏ ngạo mạn, (trong khi đúng ra, kẻ đáng chê cười, đáng “nghỉ chơi” phải là con Rùa chạy chậm ăn gian, dùng mưu mô bất hợp pháp để thắng đối thủ và kẻ đáng thương phải là chú Thỏ có thực lực nhưng khờ khạo, tin vào một cuộc tỉ thí fair-play chứ nhỉ?).
Trong thế giới công sở hiện đại, hầu như mỗi ngày, mỗi nơi đều ngấm ngầm diễn ra những cuộc chạy đua, từ nhẹ nhàng đến khốc liệt, từ giấu mặt đến “hiện nguyên hình” kiểu Rùa-Thỏ như vậy. Và kết cục cũng thường rất chi... cổ điển, nghĩa là Rùa thắng Thỏ thua!

Như cuộc chiến thầm lặng

Những nấc thang danh vọng cao nhất cũng giống như những mỏm núi cao nhất vậy, ở đó chỉ có đại bàng và loài bò sát mới lên đến được.

Và cũng chật hẹp như mỏm đá, mỗi chiếc ghế ở cơ quan chỉ đủ cho một người ngồi. Thế là đại bàng vỗ cánh và loài bò sát bám chặt vào những gì chúng bám được, bắt đầu cuộc đua. Trong cuộc đua này, đôi khi những tiểu xảo được “tung chiêu”...

Tin H.B nghỉ việc, chuyển sang làm việc cho một công ty Media quy mô nhỏ làm cả cơ quan bất ngờ, ngay cả bạn bè của cô cũng hoang mang không hiểu vì sao.

Cơ quan nơi H.B mới rời bỏ là một công ty lớn vào loại nhất nhì nước trong lĩnh vực hoạt động của nó. H.B làm việc ở đây từ khi mới ra trường và cô đã khẳng định được năng lực của mình chỉ sau hai năm làm việc. Cô được Ban giám đốc chấm để đào tạo cán bộ nguồn. Chính cơ quan giúp cô săn lùng được một suất học bổng du học ở Anh một năm rưỡi và trong thời gian này vẫn trả lương cho cô. H.B lên đường du học, với một chức vụ đã được biết trước khi mình hoàn thành khóa học trở về, một chiếc ghế trước giờ thường chỉ dành cho những vị từ bốn mươi lăm tuổi trở lên.

Từ Anh trở về với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, cô về lại cơ quan mình và được bố trí một vị trí tạm thời, chờ sắp xếp lại nhân sự. Vị trí được hứa trước đây của cô đã được Tổng giám đốc bố trí một quyền giám đốc thay vào.

Có điều là vị quyền giám đốc này, một người đàn ông hơn H.B chỉ 3 tuổi nhưng già dặn và thạo về đối nhân xử thế hơn H.B nhiều lần, lại không muốn rời bỏ chiếc ghế mà mình đã “quen hơi bén tiếng”. Thậm chí, anh ta còn muốn gạt luôn chữ “quyền” phiền phức sang một bên, chỉ để lấy hai chữ “giám đốc” gọn gàng đẹp đẽ.

Thế là anh ta biến thời gian bàn giao công việc thành thời gian của một cuộc cách mạng lật đổ, bền bỉ, say mê, hàng ngày, hàng giờ, với mỗi cuộc tiếp xúc, với những câu chuyện phiếm tưởng như vô tình. Cô H.B trẻ trung, duy lý, luôn đặt hiệu quả công việc lên trên hết và quá nhạy cảm mỗi ngày khóc độ vài lần với những tin đồn nhắm vào mình.

Đòn dứt điểm là cái tin lan truyền trong cả công ty: H.B được tổng giám đốc đỡ đầu vì trước cả khi bước chân vào đây, cô đã là “bồ nhí” của ông. Không ai biết cái tin ấy từ đâu ra, nhưng ai cũng nhiệt tình bàn tán một cách bí mật và... sung sướng. Vấn đề năng lực của cô gái chưa tròn ba mươi tuổi đã bước một chân vào Ban giám đốc được nhìn lại và một số người kết luận “Công nhận là H.B rất giỏi, về nhiều lĩnh vực, trong đó nổi trội nhất là kỹ thuật phòng the” (!?)

Đúng một tháng rưỡi kể từ khi trở lại công ty làm việc, cô xin nghỉ, và ba hôm sau đi làm ở một công ty Media bé tẹo như đã nói ở trên.

Trong tối cà phê với nhóm bạn thân, H.B mới cười cay đắng kể lại câu chuyện ấy. “Sao không ở lại đó, lật mặt loài bò sát hôi hám đó ra, đòi lại những gì là của mình!?” một cô bạn gào lên. Để trả lời, H.B đọc một câu danh ngôn quen thuộc: “Trong cuộc chiến của loài người chống lại loài chuột, thì điều lo ngại nhất là nếu có thắng chuột, chúng ta cũng sẽ có mùi chuột và suy nghĩ giống như chuột”.

Rùa thắng, thỏ thua và ai mất mát

Câu chuyện của H.B khá li kỳ nhưng là tiêu biểu cho những kiểu chơi xấu đội lốt cạnh tranh trong công sở. “Thỏ” đã thua trong cuộc chiến này, vì Thỏ đã không làm gì để chống lại “Rùa” và lật mặt Rùa. Kiểu phản ứng của H.B trong tình huống này, theo thăm dò 72.000 nam độc giả của tạp chí Askmen.com, được đến 52% lựa chọn với hy vọng “trời cao có mắt”!

H.B ra đi, vì sợ nhiễm mùi chuột, và vì tin vào năng lực của bản thân, cô luôn bảo “Thế giới này đủ chỗ cho tất cả chúng ta, việc gì phải giẫm gót giày lên chân nhau”. H.B có lý và kẻ thiệt thòi nhất trong vụ này rõ ràng là công ty nơi đã xảy ra cuộc lật đổ ngấm ngầm nọ. Không kể số tiền họ đầu tư cho H.B đi học, thì mất mát lớn nhất chính là biếu không cho nơi khác một người trẻ, có năng lực và đặc biệt rất chính trực, luôn đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu và làm hết mình cho nó. Thiệt thòi hơn, một anh chàng có lương tâm đen và bàn tay bẩn như anh chàng “quyền giám đốc” nọ lại còn lại với họ, đang leo lên một vị trí cao hơn và rất có thể, đây không phải là vụ chơi xấu cuối cùng của anh ta trong công ty!

Nhiều cơ quan, công sở, chính vì có những “bàn tay lông lá” này tung hoành mà nhân sự xáo trộn liên miên, không sao ổn định được tổ chức. Và như thế thì cũng không mong gì phát triển. Đây là điều đang diễn ra ở một cơ quan phân phối sản phẩm S. ở TP.HCM. Ba năm nay, cơ quan người nộp đơn vào, kẻ nộp đơn ra có thể tính bằng tuần. Mất người giỏi, người chấp nhận ở lại thì làm việc trong tâm trạng bị đè nén và dè chừng, sức cạnh tranh của công ty liên tục giảm. Nhưng khốn nỗi “bàn tay đen” lại quá mạnh về quan hệ, thế là những người đã đi lẫn còn ở lại chỉ biết khấn Trời khấn Phật, mong chờ sự xuất hiện của một nhân vật cực kỳ giỏi, có trình độ, có tâm và cũng đầy... tính chiến đấu, ít nhất là ngang bằng với “bàn tay đen” kia, để “trả lại bầu trời xanh” cho họ! (Rõ ràng người Việt chúng ta, đặc biệt là người tốt, rất giàu khả năng mơ mộng. Chỉ có việc hợp sức lại, viết đơn phản ảnh lên cấp cao hơn để họ có biện pháp thì lại không ai chịu tiến hành).

"Siêu sao chơi xấu" gặp nhà quản trị cao tay

Chơi xấu chính là biểu hiện của tính cạnh tranh, nhưng là biểu hiện mặt trái của nó.

Trong quản trị, nhất là quản trị theo thuật trị người, dùng người của Trung Quốc mà người Việt vốn hay nghiên cứu, rất nổi tiếng nguyên tắc “Tay trắng, tay đen đều dùng cả”. Bởi vậy, trừ một số sếp đôi khi vì vô tâm, quá nhiều việc hoặc quan liêu, xa rời quần chúng, còn thì trong công ty, nhất là ở cấp quản lý, ai là “tay đen” họ biết cả. Nhưng vẫn dùng, dùng vào những việc chỉ có “tay đen” mới làm được.

Ở một công ty quảng cáo với quy mô khoảng hai trăm nhân viên, ông sếp là người Pháp, nổi tiếng văn minh, lịch lãm, nhã nhặn, từ với cấp phó cho đến bà lao công. Ông rất được lòng nhân viên. Chỉ có một điều người ta hay thắc mắc là tại sao ông tuyệt vời đến thế mà lại dùng một “con mẹ trưởng phòng” gớm ghiếc như vậy.

Cô trưởng phòng này như một thùng thuốc súng nén đầy những ghen tức, so bì và tham vọng quyền lực. Giữ ghế ở phòng phát triển khách hàng, nhưng không một phòng ban nào lọt khỏi cặp mắt giám sát của cô ta, không một ai được sếp yêu hay ghét mà cô ta không biết. Trong cô có tố chất của một kẻ làm “tay sai” bẩm sinh. Cô thường nghe ngóng, gợi chuyện và đưa ra những thông tin bất lợi cho người thứ ba trong câu chuyện với sếp một cách hết sức khéo léo. Trong ba năm cô ta làm việc, có ít nhất năm người đã “bay”, tự “bay” hoặc bị cho “bay” khỏi công ty vì sự “vận động bí mật” của cô.

Thôi thì dân tình căm hờn, ghét bỏ, chửi bới... sau lưng không tiếc lời (nhưng không ai dám đấu tranh trực diện vì “nó” hay kề cận sếp và thấy sếp hay... nghe lời “nó” quá).

Nhưng, đùng một cái, trước khi ông sếp hết nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, chuyển qua Philippines, ông cho cô ta... thôi việc, vì một lý do khá mông lung và mơ hồ.

Những bà nhân viên già sống lâu hiểu nhiều lúc này mới nhếch mép cười, về một cái kết cục mà họ biết trước. Theo mấy bà, ông sếp này “cà chớn”, dùng cô ta như dùng một cái ra đa thám thính và một con dao. Dùng cô ta, tai mắt ông như có mặt khắp nơi, dò xét không thiếu chỗ nào, muốn “xử” ai, ông chỉ việc im lặng để cho cô ta tùy nghi hành động. Thế là công việc vẫn được giải quyết mà ông thì vẫn luôn được tiếng là một ông sếp “dễ thương hết sức”. Khi đã “xử” hết những người cần xử, và cũng sợ mang tiếng với người kế nhiệm, thì đích thân ông xử luôn “bàn tay đen” đắc lực của mình.

Một kết thúc có hậu! (Xin nói thêm, nếu bạn quyết định làm bàn tay đen với ai đó thì hãy suy nghĩ kỹ. Đành rằng tay trắng tay đen sếp đều dùng cả, nhưng tay trắng sếp dùng lâu dài, tay đen chỉ dùng có giai đoạn, hoàn thành sứ mệnh thì sếp “xử”, kẻo gây độc hại môi trường công sở , và người thất thu là công ty).

Người không tham vọng và vô hại: an toàn

Quá nửa những người khi được hỏi đều chọn thái độ “ngậm đắng nuốt cay, hy vọng “trời cao có mắt”, chịu không nổi nữa thì lẳng lặng rời bỏ chỗ làm, đầu ngẩng cao như một người đầy lòng tự trọng (trong khi đó thì “tiểu nhân gặp thời, tiểu nhân đắc ý, tiểu nhân cười hí hí”). Thế nhưng thái độ phản ứng này không được các sếp tán đồng vì tiêu cực và quá mềm yếu.

“Đây là thời buổi cạnh tranh khốc liệt, giữa công ty này và công ty khác, giữa cá nhân này và cá nhân khác, mà giữa cạnh tranh và chơi xấu khoảng cách chỉ là một sợi tóc, đặc biệt là giữa đồng nghiệp với nhau. Bạn càng có năng lực, con đường thăng tiến của bạn càng thuận lợi thì càng có nhiều đối thủ. Rất hiếm khi bạn tìm được một môi trường làm việc toàn những người ngay thẳng chính trực, không có lòng đố kỵ”. Đó là phát biểu của một nữ giám đốc tuổi bốn mươi, chưa gọi là thành công nhưng cũng có vài điều để kể về mình và công ty PR nhỏ của mình.

Theo lời chị kể lại, chị từng mất việc vì là nạn nhân của một kẻ chơi xấu. Công ty chị tổ chức cho khách hàng một event lớn, trong đó có cuộc hội thảo về dược phẩm rất quan trọng. Chị nhận nhiệm vụ lên danh sách khách mời và thảo thư mời. Đến hôm khai mạc hội thảo thì thiếu ngay vị khách VIP nhất. Ông ta xác định là không hề nhận được thư mời, bộ phận chuyển thư cũng bảo không hề có lá thư đó!

Chị biết ngay là mình đã bị chơi xấu, “kẻ đó” đã lén lấy và thủ tiêu bức thư vào một lúc chị sơ suất nào đó. Nhưng cũng chỉ nghi thế thôi, nên đành ngậm hột thị mà nhận cơn nóng giận lôi đình của ông sếp người Pháp hung hăng, thô lỗ và nóng nảy như một con bò tót. Ngay chiều hôm đó, chị nhận được phong bì tiền hỗ trợ tìm việc, thư giới thiệu và lời cảm ơn trân trọng “vì sự hợp tác của cô trong thời gian qua” từ sếp. Như thế có nghĩa là ra đường!

Chị cay đắng “Chỉ cần một động tác nhỏ có tính toán như thế thôi, là tôi bị đuổi việc, rất uất ức và bất công, nhưng chỉ biết khóc. Sau lần đó, sang cơ quan mới, tôi lại là đối tượng đố kỵ của vài người nữa, nhưng tôi đã “cứng” hơn và trụ vững hơn”. Bài học cụ thể từ người phụ nữ nhỏ bé và cứng cỏi này: nếu bạn không lật mặt được “tay đen” thì ít nhất, bạn cũng phải tự bảo vệ được mình, im lặng chịu đựng và tháo chạy chỉ có lợi cho “tay đen” mà thôi.

Người viết bài này, trong cuộc đời tám năm làm việc ở công sở của mình, may mắn là chưa “dính đòn” của “tay đen” nào, nhờ nghe theo lời dạy của bố. Ông bảo: “Trừ những lúc thật cần thiết, còn thì người giỏi thật sự nên giấu bớt mình. Tinh anh thường xuyên phát lộ vừa tổn tâm trí, vừa khơi dậy ở người khác lòng đố kỵ và ghen ghét, chỉ tổ là đích nhắm cho những trò tiểu nhân. Như vậy con cũng không sợ thiệt thòi, vì người chủ có con mắt xanh sẽ phân biệt được cái ngốc của người ngốc với cái ngốc của người... muốn trở nên ngốc.”

Đấy là kinh nghiệm riêng, hy vọng giúp ích được cho những bạn có cùng quan điểm với... bố tôi!/.

Theo:yeuthoitrang.com

Những lý do phổ biến nhất khiến nhân viên nghỉ việc


Những lý do phổ biến nhất khiến nhân viên nghỉ việc Trong mắt của những người đi làm công, việc quản lý thường chẳng có mấy ý nghĩa với họ, thậm chí họ coi quản lý là cái gì đó ràng buộc, vô nghĩa.


Khi nền kinh tế gặp khó khăn, công việc ít người thất nghiệp nhiều, dù những chính sách quản lý có yếu kém hay khắc nghiệt thì người làm công cũng dễ chấp nhận nó (họ sợ bị đuổi việc).

Tuy nhiên, khi những người cùng làm với nhau ngồi lại ăn trưa và họ bắt đầu chỉ trích cách thức quản lý, thì 10 lý do sau đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhân viên thôi việc.

10. “Ông chủ tôi rất ngạo mạn và chẳng tin vào ai ngoại trừ bản thân ông ấy”. Như thế, nhân viên sẽ cảm thấy mình bị lợi dụng…

9. “Cấp trên của tôi quản lý theo kiểu “xăm xoi” hơn là tin tưởng vào khả năng của nhân viên”. Nhân viên ghét cấp trên và luôn tìm cách chống đối những kiểm soát của cấp trên.

8. “Người quản lý của tôi đang làm hỏng hướng đi và ước muốn của tôi”. Được thuê bởi vì họ là những người thông minh và nhiệt huyết, người quản lý sợ rằng mình sẽ bị lu mờ, và tìm cách hạ thấp những phẩm chất, năng lực của nhân viên mới (và cả khát vọng tham gia).

7. “Ông chủ tôi thường đoán sự việc không dựa vào dữ liệu hay thực tế”. Có thể ông ấy có thực tế, nhưng ông ấy không sử dụng thực tế, và để lại một ấn tượng theo kiểu “tôi làm theo cách riêng của tôi”. Có rất nhiều con đường mới và nhân viên thà ra đi còn hơn là đi theo con đường mà họ cảm thấy chỉ là theo đuôi.

6. “Tôi bị xem như một đứa trẻ con”. Hãy xem, thường thì giữa công việc của người nhân viên và người quản lý có sự khác biệt. Người làm công trẻ thường có tư tưởng “cái gì tôi cũng biết” và có những cách thức khác lạ trong giải quyết công việc. Nhân viên cảm thấy bị hiểu nhầm và tức giận với ông chủ của họ.

5. “Người quản lý cất nhắc một ai đó cho một vị trí khác, người mà hiểu công việc và cách thức thành công”. Nhân viên không tin rằng họ có thể học hỏi từ người này, xem người đó như một cái gai trước mắt và bực tức vì lẽ ra mình phải được cất nhắc lên vị trí ấy.

4. “Ông chủ tôi rất hay chỉ trích”. Chỉ có cách là ông chủ họ không rầy la họ thì người làm công mới nghĩ rằng ông chủ mình dễ chịu.

3. “Tôi được chỉ dẫn rất mơ hồ và tôi phải tự hình dung xem ông chủ muốn mình làm cái gì”. Nhân viên bị rơi vào thế bí và không biết mục đích của nhiệm vụ là gì, hoặc không có một ý tưởng rõ ràng về những gì cần phải làm.

2. “Tôi không có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc”. Nhét một thứ 10 pound vào một cái túi chỉ đựng được 5 pound thì quả thực là khó. Hãy tưởng tượng bạn nặng 10 pound và bạn phải bóp mình để chui vào cái túi 5 pound! Nhân viên thường cho rằng họ không có đủ điều kiện để thực hiện công việc.

Và lý do số một mà nhân viên của bạn muốn nghỉ việc:

“Công ty tôi trả lương cho tôi quá bèo”. Cho tôi xem tiền đi! Nhân viên thường đọc những quảng cáo trên mạng về công việc và họ biết giá trị thực của họ là bao nhiêu. Dù họ có yêu quý bạn và yêu quý công việc như thế nào đi chăng nữa, cuối cùng thì mọi người cũng nhận ra là họ phải sống và họ bắt đầu nghĩ đến việc ra đi.

Nhân viên của bạn, những người mà bạn đối xử không tốt hoặc coi thường chính là giải pháp về nhân sự của các đối thủ cạnh tranh của bạn (cũng như là nhân viên của họ đối với bạn). Thay vì coi họ như những người làm thuê, hãy thúc đẩy họ, truyền nhiệt huyết cho họ, khuyến khích và động viên họ và họ sẽ làm tất cả vì bạn.


24H.COM.VN (theo HRVietnam)

Kỷ cương để tăng “thương hiệu” nhân sự


Kỷ cương để tăng “thương hiệu” nhân sự
Thất bại lớn nhất của một nhà quản lý là tình trạng trên bảo mà dưới không nghe. Điều này dẫn đến đình đốn công việc hoặc công việc trở nên ngoài tầm kiểm soát.


Yếu tố then chốt để ngăn ngừa tình trạng này là xây dựng môi trường làm việc có kỷ cương ngay từ đầu. Hơn nữa, qua tác phong làm việc nghiêm túc của đội ngũ nhân viên, mỗi nhân viên cảm thấy tự hào về công ty mình và người ngoài công ty sẽ đánh giá cao thương hiệu của công ty.

Nói về kỷ cương thì quản trị nhân sự hiện nay đã thừa kế được ít nhiều triết học Nho Giáo thời xưa. Đạo Nho xem xã hội là tổng hòa các mối quan hệ giữa người với người, trong đó có năm mối quan hệ chính là vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Ba mối quan hệ đầu tiên được xem là cơ bản nhất, gọi là “tam cương”. Từ “cương” ở đây là kỷ cương, là “giềng mối” - những cái gì có hệ thống chặt chẽ và không thể tách rời ra được. Tam cương gồm: nghĩa quân thần, tình cha con, sự thuận hòa của vợ chồng.

Theo Tam Tự Kinh – một quyển sách tiêu biểu của Nho Giáo, bộ ba giềng mối này được so sánh ngang với tam tài “trời - đất - người” và tam quang “mặt trời – mặt trăng – các vì sao”. Như vậy, người xưa rất xem trọng các mối quan hệ. Tam cương chứa đựng những chuẩn mực về quy tắc xử sự giữa các mối quan hệ chính yếu trong xã hội bấy giờ: người dân đối với vua, cha đối với con, vợ đối với chồng. Từ tư tưởng “tam cương”, mỗi người đàn ông (vốn được xem là lực lượng trọng yếu của xã hội phong kiến) đều cần ý thức được bổn phận, vai trò của mình và từ đó tuân theo những quy tắc sống, xử sự nhất định của xã hội. Có thể nói, tam cương là rường cột của trật tự kỷ cương xã hội phong kiến.

Sự chuẩn hóa quy tắc xử sự giữa các mối quan hệ người với người vẫn luôn là cần thiết trong xã hội hiện nay nói chung hay trong lĩnh vực nhân sự nói riêng. Về chi tiết, có thể khác với những gì đã quy định trong lý thuyết tam cương, nhưng về tầm quan trọng của chuẩn mực vẫn thế. Ví dụ, trong công sở, nếu một nhân viên ý thức được mình là một bộ phận trong guồng máy sản xuất, làm việc hết mình để hoàn thành tốt trách nhiệm thì đó là biểu hiện một phần của sự chuẩn mực về vai trò cá nhân. Ngược lại, một nhân viên dùng giờ làm việc để giải trí là không đúng với trách nhiệm của một người lao động mà công ty đã bỏ tiền ra thuê. Sự lệch lạc về vai trò rất có thể làm người lao động giảm năng suất, đến một lúc nào đó điều này không còn là xê xích nhỏ so với chuẩn mực thì công ty sẽ giảm doanh thu đáng kể.



Như vậy, điều quan trọng là cần phải quy định cụ thể những điều người lao động cần làm, nên làm và không nên làm. Có như thế người lao động mới có căn cứ để làm theo. Kỷ cương doanh nghiệp được biểu hiện qua tác phong làm việc nghiêm túc của tập thể nhân viên. Tác phong này không phải ngẫu nhiên có được, mà nó đựợc xây dựng công phu từ hệ thống các quy trình, quy chế, quy định, thang đánh giá… chặt chẽ và nhất quán. Để hệ thống này được nhất quán thì cần phải được xây dựng dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của công ty.

Từ đó, công ty sẽ tạo dựng được bộ máy nhân lực có thể vận hành trơn tru. Ngày xưa, Khổng Tử xem trọng “chính danh” và “thượng hiền” trong quản lý. Chính danh là cương vị phải phù hợp với năng lực của người được bổ nhiệm. Người ở cương vị nào thì phải xứng đáng và đúng mực với cương vị đó. Quan niệm về “thượng hiền”, Khổng Tử chủ trương sử dụng hiền tài quản lý đất nước và loại bỏ dần những kẻ bất tài. Ngày nay, phương pháp Balanced Scorecard tiên tiến có thể giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý trong việc quản trị và phát triển nhân sự một cách bài bản và nhất quán, bám sát tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của công ty.

Xây dựng một môi trường làm việc kỷ cương không chỉ giúp tăng thương hiệu cho công ty nhờ năng suất tăng mà còn nâng cao phong cách và chất lượng làm việc chuyên nghiệp. Kỷ cương thể hiện qua nhiều điều, chẳng hạn sự nhất quán trong hệ thống sơ đồ, quy định, quy trình nội bộ; tác phong làm việc và cách xử sự của nhân viên; cơ chế đánh giá, khen thưởng, đề bạt nhân viên… là hết sức cần thiết đối với mọi loại doanh nghiệp.


24H.COM.VN (theo DNSG cuối tuần)

Cán bộ nhân sự và Văn hóa doanh nghiệp


Cán bộ nhân sự và Văn hóa doanh nghiệp

Nhiều người khẳng định: Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, theo quan điểm quản lý hiện đại, nhiều doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của con người và nhìn nhận đây chính là yếu tố cốt lõi để làm nên sự thành công. Vì thế, quản lý nhân sự ngày càng đóng vai trò quan trọng. Đảm nhiệm các vị trí tại bộ phận này đòi hỏi người làm công tác nhân sự phải nắm rõ nhu cầu, mong muốn của mỗi nhân viên. Áp lực và khó khăn bắt đầu ngay từ quá trình tuyển dụng cho đến quá trình trọng dụng và gìn giữ nhân tài, đặc biệt là dựa trên yếu tố con người để xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp.

Chị Ly làm việc ở văn phòng của một tổ chức nước ngoài chia sẻ: “Xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp phù hợp là điều rất khó khăn. Tại nơi tôi làm việc đây thực sự là vấn đề nan giải bởi mọi người đến từ nhiều nước khác nhau, từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Do đó, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở hiểu biết về văn hóa của nhau, thông qua hoạt động trao đổi nhằm giúp mọi người trong công ty gần nhau hơn và đạt được công bằng tối ưu giữa mọi thành viên.”

Ron Kaufman, một chuyên gia cố vấn nhân sự tại nhiều tổ chức doanh nghiệp đa quốc gia nhận định: “Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hành vi tích cực của các thành viên, nâng cao hiệu quả lao động và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.” Càng ngày, văn hóa doanh nghiệp càng trở nên một trong những yếu tố chính mà người lao động muốn tìm hiểu và đặc biệt quan tâm trước khi bắt đầu gia nhập một tổ chức mới. Bên cạnh các chính sách về lương, thưởng, thời gian làm việc…, họ còn xem xét đến các yếu tố về phúc lợi cho nhân viên, môi trường làm việc, độ tuổi trung bình lao động tại doanh nghiệp… Đặc biệt, với những người có bản lĩnh và có năng lực lại càng có nhiều lựa chọn. Và nhiều cuộc điều tra đã khẳng định, mức lương cao không phải là lựa chọn duy nhất và hàng đầu khiến họ đến với doanh nghiệp.

Một chuyên gia của Việt Nam nhận xét: “Thực tế là các doanh nghiệp thường triển khai quá trình tạo dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng chú trọng xây dựng những biểu hiện bên ngoài như khẩu hiệu, logo; cách chào hỏi, nói năng; phong trào sinh hoạt văn hóa văn nghệ, tạp chí nội bộ ,… Tuy nhiên, bên cạnh đó, đã có một số doanh nghiệp đã nhìn nhận văn hóa doanh nghiệp sâu sắc hơn , không chỉ dừng lại ở “phong trào bề nổi”, coi văn hóa là bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp, là sức mạnh cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp và cuối cùng là động lực phát triển của doanh nghiệp.” Vai trò của các nhà quản lý nhân sự trong việc chủ động xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh là rất quan trọng. Đây là điều thực sự cần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa phục vụ có hiệu quả cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình.


T.Ninh © Saga, www.saga.vn

27/3/08

Ngân hàng ký ức


Các bạn xem cái ảnh minh họa trên kia của mình và thử nói xem đấy là cảnh gì, hoàng hôn hay bình minh?
Ngân hàng ký ứcTác giả: Lilia

* Mình nhớ trong thời gian mình theo học khóa Luật Mỹ của University of Florida, có môn học về kỹ thuật đàm phán. Trong một bài giảng, ông thầy đưa ra một bức tranh, một bức chân dung phác họa bẳng những nét rất đơn giản, và hỏi cả lớp xem bức tranh vẽ gì. Đứa thì bảo đây là bức tranh vẽ một cô gái, đứa thì bảo là tranh vẽ một phụ nữ trung niên, đứa thì bảo là tranh một người lớn tuổi! Cả lớp cứ nhao nhao lên. Ai cũng ngạc nhiên tại sao cái mình nhìn rành rành là một cô gái mà người khác lại có thể nhìn ra là một phụ nữ lớn tuổi được, và ngược lại.

Mình nhớ mãi bài tập này. Nó nhằm mục đích cho bọn mình hiểu rằng: cùng một sự vật rất cụ thể, mỗi người có thể nhìn nhận khác nhau, tùy theo kinh nghiệm cá nhân và những dữ liệu có sẵn trong óc của mỗi người! Do đó khi đàm phán, cùng một dữ kiện, hai bên đàm phán có thể nhìn nhận khác nhau. Muốn đàm phán tốt thì phải để cho bên kia biểu lộ trước những mong đợi dựa trên kinh nghiệm cá nhân của họ. (Ví dụ khi ký một hợp đồng, bạn tưởng những điều kiện như thế là hời lắm rồi, vì từ trước đến nay bạn chưa ký được hợp đồng nào hời hơn thế. Nhưng chưa chắc, có khi bên kia có thể sẵn sang chập nhận điều kiện tốt hơn nữa cho bạn, vì đối với họ điều kiện đó chưa phải là cao.)

Bài tập này có thể áp dụng không chỉ trong đàm phán. Một bức tranh sờ sờ ra đấy, mà mỗi người còn nói một phách, nữa là trong cuộc sống, những sự kiện xảy ra quanh mình còn đa dạng và phức tạp đến thế nào! Những gì mình cảm nhận chưa chắc đã là “chân lý”, là những gì mà người khác cảm nhận. Tất cả phụ thuộc vào kinh nghiệm của mình, là góc nhìn của mình đối với sự việc đó.

Kinh nghiệm của mình là gì? Là những gì mình lưu giữ trong óc về chuyện đó. Mình đọc ở đâu đó rằng bộ óc của con người giống như một tài khoản ngân hàng, hàng ngày bạn gửi vào đó những ý nghĩ tốt và xấu, tích cực và tiêu cực. Những ý nghĩ này phát triển dần và ghi sâu vào bộ nhớ của bạn, nằm trong tiềm thức của bạn. Khi gặp 1 vấn đề và tìm cách xử trí nó, bộ não bạn sẽ lôi ra những thông tin đã được tích trữ từ trước đó về vấn đề này.

Rất may đó là ngân hàng CỦA BẠN chứ không phải của ai khác. Và chuyện hàng ngày gửi vào đó cái gì là phụ thuộc vào bạn. Bạn có thể điểu khiển bộ óc của mình như quản lý một tài khoản. Cách tốt nhất là: hàng ngày, hãy gửi vào tài khoản của mình những ý nghĩ tích cực! Trước khi đi ngủ, hãy nghĩ về những điều tốt đẹp dễ thương, những niềm vui nho nhỏ mà bạn gặp trong ngày.

Những người luôn ghi nhớ những điều tiêu cực, khó chịu thì chúng sẽ ăn sâu vào trí óc họ, hủy hoại họ. Khi gặp vấn đề gì đó, họ chỉ lôi ra được toàn những thứ làm họ nản lòng, nhụt chí, làm họ cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, thiếu tự tin.

Bạn muốn rút ý nghĩ gì thì bộ não sẽ chiều theo ý bạn. Nếu bạn nghĩ: “Đời này toàn chuyện dối gian xảo trá, chả tin được bố con thằng nào, một mét vuông có đến 2 thằng ăn cắp blabla…”, thì bộ não lập tức rút ra cho bạn một lô thông tin mà nó đã tích tụ bao lâu nay dể chứng minh điều ấy. Nhưng nếu bạn nghĩ “Có rất nhiều người tốt đẹp, trung thực, những tấm lòng cảm động…” thì bộ não cũng lôi ngay ra được một lượng thông tin nhiều không kém về điều đó. Bộ não của bạn rất trung thực, nó hoàn thành đúng nhiệm vụ của mình, vấn đề là bạn sử dụng nó như thế nào mà thôi!

Có một điều rất quan trọng. Theo nhà tâm lý học – bác sỹ Melvin Hattwick thì khi con người có cảm giác thoải mái, dễ chịu, vui vẻ về một chuyện gì đó, trí óc có xu hướng muốn ghi nhớ nó. Khi bạn có cảm giác khó chịu, bộ óc có xu hướng muốn quên nó đi vì điều đó trái ngược với điều mà chúng ta mong muốn. Như vậy bộ óc của chúng ta thực sự là rất có thiện chí, và nếu bạn muốn thực sự quên đi cảm giác khó chịu thì không có gì là khó khăn cả. Những ý nghĩ và kinh nghiệm tiêu cực chỉ có thể làm hại bạn nếu bạn cứ khăng khăng muốn ghi nhớ nó, ôm khư khư lấy nó thôi!

Có người ví ký ức giống như một miếng pho mát thủng lỗ chỗ, có những khoảng tối khoảng sáng… Mình thì thấy rằng trên đời có rất nhiều loại pho mát, ăn pho mát Thụy Sĩ thủng lỗ chỗ hay ăn pho mát Anh là quyền của bạn, phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn và chỉ bạn mà thôi!

* Nhân đây thì tám thêm mấy dòng về cách cảm nhận niềm vui. Một anh người quen nói với mình rằng khoảng thời gian sung sướng nhất khi đi mua một cái xe mới là 30’ trước khi quyết định, lúc cái xe còn chưa thuộc về mình, mình còn đang ngắm nghía sờ nắn nó, tưởng tượng ra là mình sẽ lái nó như thế nào… Chứ lúc mua xong rồi thì lại ko sướng bằng. Mình thấy cái niềm vui đi mua xe của anh bạn cũng chả khác gì mấy cái niềm vui chờ đợi lá lốt để làm món tôm nướng của mình, cảm giác mong chờ, tưởng tượng ra cái món ấy nó sẽ thơm ngon thế nào, mình sẽ cuốn thịt với tôm thế nào, những lát khế sẽ mỏng tang long lanh thế nào… Có khác là ở chỗ anh bạn phải bỏ ra cả đóng tiền mới rước được nàng Lexus về dinh, còn mình thì chả tốn bao nhiêu, hihi

Niềm vui của một tỉ phú khi kiếm được một triêu Euro (hehe bây giờ ko thèm nhắc đến $ nữa nhá) chắc gì đã hơn niềm vui của một em bé bán vé số khi kiếm được 50 ngàn VND? Với mình, thực sự việc bây giờ bán được một cái nhà cũng không hơn gì niềm vui thời xa xưa khi bán được một chiếc áo phông trong trời giá lạnh. Có khi ngày xưa mình còn thấy phấn khích hơn ấy chứ. AQ – chồng vủa ML (một trong các diva của VN) sau khi học xong ở Nga cũng từng sang Ba Lan đứng bán hàng lẻ ở Warsaw, và mình tin cái cảm giác có được vài trăm triệu bây giờ của anh chưa chắc đã hơn cái cảm giác kiếm được vài trăm $ dưới đường hầm Marymoncka năm nào…

* Tự nhiên mình lảm nhảm mấy chuyện này, cũng vì hồi này sao thấy nhiều người bị down quá. Mình mong mọi người sớm lấy lại được thăng bằng, vui vẻ yêu đời trở lại.

Khi gặp chuyện gì thật buồn thì mình hay tìm một chỗ nào thật cao, ví dụ như quán cà phê trên tầng 30 của Marriott chẳng hạn (đừng lên cung văn hóa nhé, có đi gặm nhấm thú đau thương thì cũng nên kiếm chỗ ấm áp đẹp đẽ 1 tí, hihi ). Nhìn xuống những dòng xe, những con người nhỏ li ti ở bên dưới và thử nghĩ xem, đó là bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu số phận, trong số họ có bao nhiêu người đang mắc bệnh hiểm nghèo, bao nhiêu người vừa mất người thân, bao nhiêu người thất tình, bao nhiêu người bên bờ phá sản??? Và thử nhìn lại cái vấn đề của mình xem, có khi mấy phút trước nó còn to như cái đình, bây giờ chỉ còn bé xíu bằng 1 phần mấy của những người bé xíu dưới kia thôi.

Mẹo này đơn giản mà khá hữu hiệu, nhất là về sau, thực sự mình chả cần phải leo lên cao mới lấy lại được tinh thần, nhưng vẫn có cớ để…. đi uống cà phê và ngắm phố phường, hihi

* Trong 1 thời gian khủng hoảng nhất, đau khổ nhất, có một câu nói của anh xã đã „giác ngộ” cho mình: „Cuộc sống này ngắn ngủi lắm”. Đúng thế, cuộc sống này rất ngắn ngủi, mà cuộc đời thì bao la rộng lớn biết bao nhiêu! Tại sao con người lại cứ phải chìm đắm trong đau khổ, hủy hoại bản thân và những người xung quanh vì những điều không xứng ý toại lòng? Những gì không may, không vừa ý, không thỏa mãn, những người „xấu chơi” với mình, những kẻ gian dối, hai mặt… hãy gạt tất cả sang bên, như quét đi rác rưởi trên con đường mình đang đi, để chúng không có cơ hội làm bẩn, làm ô nhiễm cuộc sống của mình. Bởi vì con đường thì rất dài, mà thời gian quá ít. Bởi vì không có gì trên đời này quý giá hơn cuộc sống và hạnh phúc của chính mình. Mà hạnh phúc hay đau khổ thực chất phụ thuộc vào thái độ của mình đối với cuộc sống, chứ không phải vào những yếu tố bên ngoài: một anh/chị abc nào đấy, hay một sự việc xyz nào đấy.

* Rất may là bộ não của chúng ta luôn làm việc theo định hướng của ta. Ví dụ khi ta suy nghĩ tích cực, thì nó sẽ luôn thu thập các “chứng cớ” tích cực cho ta. Nhưng khi ta suy nghĩ tiêu cực, thì nó cũng lại luôn thu thập các chứng cớ cho cái điều tiêu cực ấy. Bạn nghĩ hôm nay là ngày xui xẻo thì não bạn sẽ thu thập toàn các chứng cớ xui xẻo cho bạn ngay: đi đường gặp nhiều đèn đỏ thế, trời sao lạnh thế (hay nóng thế), cái bà bán thịt sao mà đanh đá thế v.v…. Nhưng suy nghĩ tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc vào bạn, bắt bộ não phải làm việc cho mình, thu thập những chứng cớ tích cực cho mình, là quyền lợi mà bạn hoàn toàn có thể lựa chọn.

Có 1 số bạn bảo rằng mình “nói mạnh” được vì mình may mắn, ko phải ai cũng may mắn như mình. Mình quen thành công rồi thì mình ko hiểu được những người nghèo khổ đâu, mình là con một nên được chiều chuộng v.v… Thế là các bạn chưa biết đấy, có những lúc mình đã từng vất vả khổ sở lắm, cả về vật chất lẫn tinh thần. Có thời gian mình đã từng đứng bán hàng trong tuyết lạnh, có thời gian chỉ có 2 mẹ con mình ở với nhau ở bên này, mẹ bị gãy tay phải mổ trong bệnh viện, 1 mình mình vừa lo cho mẹ, vừa đúng đợt học thi… đại khái những chuyện như thế. Nhưng chưa bao giờ mình đánh mất lòng lạc quan cả. Nhiều người về sau cứ hỏi mình: sao mình qua được những lúc như thế? Nhưng tự mình lại ko cảm thấy như thế là khổ.

Và ngược lại, cũng có những lúc mình có thể lựa chọn một con đường đi dễ dàng hơn nhiều nếu dựa vào bố mẹ. Nhưng mình ko thích thế, mình muốn tự làm lấy mọi thứ hơn.

Mình chỉ nghĩ đơn giản thế này thôi: mình cố gắng hết sức trong hoàn cảnh hiện tại, làm tất cả những gì có thể để cải thiện nó, để sau này mình không ân hận là đã ko cố gắng, đã bỏ phí thời gian. Còn kết quả nó được đến đâu thì thực sự là mình ko thấy quan trọng. Quan trọng nhất là cảm giác mình đã cố hết sức rồi, ko còn gì ân hận nữa, thế thôi. Chứ nếu cứ bất mãn vì cái nọ cái kia ko/chưa đạt được thì mệt lắm, và phí thời gian của mình.

Mình mong ai cũng được bình an và vui vẻ trong tâm hồn.
Nguồn: laxanhvn.com/blog

26/3/08

Nguồn gốc xuất thân và văn hóa làm việc nhóm



Nguồn gốc xuất thân và văn hóa làm việc nhóm
Nhom ban sac
Bạn từ đâu tới? Môi trường sống của bạn có ảnh hưởng gì tới cách bạn làm việc trong công ty? Gill Corkindale, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực Thay đổi Con người, đã khởi xướng một cuộc thảo luận về vấn đề này.
Bạn từ đâu đến - đó là điều tôi muốn biết!


Trong thế giới của chúng ta hiện nay, câu hỏi này ngày càng trở nên khó trả lời. Nhưng đây lại là một câu hỏi cần phải trả lời.

Nếu chúng ta muốn hiểu được thế giới quan của mình và cách chúng ta gắn bó với nhau, chúng ta cần phải hiểu được tất cả những yếu tố ảnh hưởng xung quanh và đã định hình nên chúng ta.

Khi tôi đặt ra câu hỏi này, hầu hết mọi người đều trả lời tôi bằng cách nói về nơi họ sống, nhưng đây chỉ là một phần của câu chuyện.


Bạn từ đâu đến? Đó là điều tôi muốn biết
Hãy đặt câu hỏi này cho các cá nhân trong nhóm bạn
Nguồn: crestock.com


Một người có thể nói “nước Pháp” hoặc “nước Mỹ”, nhưng ai cũng biết rằng mỗi người được thừa kế những di sản văn hóa và có những đặc điểm dân tộc hoàn toàn khác nhau.

Người được hỏi sẽ thấy khó chịu nếu như bạn hỏi lại họ một lần nữa, nhưng sự kiên trì này là cần thiết bởi vì bạn sẽ phát hiện được rất nhiều thứ ẩn giấu đằng sau sự xác nhận bề ngoài ấy.

Trong công việc của tôi, câu hỏi này đóng vai trò rất quan trọng. Bởi xuất xứ của chúng ta ảnh hưởng đến chúng ta trên nhiều cấp độ: quốc tịch, văn hóa, gia đình, nền giáo dục, bạn bè, công ty, công việc hoặc chức năng, những vai trò của chúng ta trong hiện tại và trong tương lai….

Tất cả đều ảnh hưởng đến những “quy tắc” hoặc cách chúng ta nhìn nhận thế.

Nhận biết được những quy tắc này là điều vô cùng quan trọng, bởi vì nó giúp chúng ta hiểu được chúng ta đang tác động tới nhau như thế nào. Đó là lý do vì sao tôi luôn luôn trả lời đầy đủ câu hỏi “anh từ đâu đến” để các khách hàng có thể hiểu tôi.


Mỗi người trong nhóm
có những nét khác biệt về xuất xứ
Nguồn: gilbertguide.com


Là một người phụ nữ Anh (với một chút gốc gác Ailen), con thứ trong một gia đình trung lưu, đã tốt nghiệp đại học, trước đây từng là nhà báo và hiện giờ là giảng viên về kinh doanh, tôi nhìn thế giới qua những lăng kính nhất định.

Tôi bảo thủ (vì tôi là người Anh), tôi hướng ngoại (tôi có gốc Ailen), tôi sáng tạo (làm nghề báo) và đôi khi tôi cũng nguyên tắc (làm công việc mang tính học thuật).

Một vài trong số những yếu tố này bổ sung với những yếu tố khác, nhưng cũng có những yếu tố lại đối nghịch với nhau, vì vậy không phải lúc nào tôi cũng hiểu được chúng.

Và rồi chúng ta sẽ hiểu nhau hơn trong công việc

Sau đó tôi lắng nghe câu chuyện từ khách hàng và chúng tôi cân nhắc về việc sẽ làm việc với nhau như hai cá nhân riêng biệt hay như một nhóm chung. Nếu chúng tôi muốn né tránh một sự xung đột do mâu thuẫn trong nguyên tắc, tốt hơn hết là chúng tôi sẽ bàn bạc với nhau ngay từ đầu.

Hãy cùng xem xét sự phức tạp của một nhóm mà tôi đã hướng dẫn vào tuần trước:

Một Chuyên viên tin học người Thụy Điển rời trường học năm 18 tuổi để gia nhập quân ngũ, sau đó làm việc cho một hãng tàu biển Đan Mạch.
Một Giám đốc Marketing người Nhật làm việc trong một công ty gia đình, đã học nghệ thuật khái niệm ở Tokyo.
Một chuyên gia tài chính người Canada gốc Trung Quốc làm việc trong một ngân hàng của Mỹ.
Một anh chàng người Anh gốc Pakistan, thành viên của một văn phòng tư vấn của Đức.
Mỗi người được nuôi dạy trong một nền văn hóa dân tộc và văn hóa gia đình khác nhau, họ được giáo dục theo những kiểu mẫu và ở những trình độ khác nhau, làm những công việc khác nhau trong các công ty khác nhau với văn hóa tổ chức cũng rất khác nhau.


Tham gia vào nhóm nghĩa là
tìm tiếng nói hòa hợp từ sự khác biệt
Nguồn: mmpc.com


Mặc dù đây không phải là kiểu thường gặp trong một nhóm thông thường, nhưng nó cho thấy sự đa dạng trong nguồn gốc xuất thân và những khó khăn khi quản lý một nhóm làm việc đa văn hóa như vậy (khái niệm văn hóa mà tôi nói tới ở đây là văn hóa tổ chức, văn hóa công việc cũng như văn hóa dân tộc).

Nếu bất cứ ai đó trong những nhà quản lý trên thay đổi quốc gia, công việc, tổ chức hoặc vai trò của mình, họ sẽ mang theo mình những quy tắc của riêng họ.

Nếu không có sự hiểu biết về bản thân, về hoàn cảnh mới và những con người mới xung quanh họ, sẽ có rất nhiều khả năng xảy ra những hiểu lầm, thậm chí là những xung đột, như tôi thường thấy trong rất nhiều tổ chức.

Những ví dụ điển hình

Luca - một Giám đốc Bán hàng người Peru trong một Công ty bán lẻ của Pháp ở Tây Ban Nha - có bố mẹ là người Ý. Anh đã được giáo dục trong một trường của Đức tại Lima và học đại học tại Mỹ.

Mặc dù anh đã thích nghi với rất nhiều kiểu văn hóa nhưng anh vẫn gặp khó khăn khi quản lý những con người với các tính cách khác biệt ở các văn phòng của anh tại Barcelona và Mandrid.

Phong cách cởi mở kiểu Ý của anh lại trở nên kỳ quặc với những cách cư xử kín đáo và mang tính chính trị của những đồng nghiệp Tây Ban Nha.

Nia - một Chuyên gia Thời trang người Pháp đến từ ReUNI0N, một hòn đảo của Pháp ở Ấn Độ Dương - có gia đình gốc gác từ Rajasthan, bắc Ấn Độ.

Cô có thể “xoay xở” với những thói quen cứng nhắc đầy tính thủ tục của người Pháp, nhưng cô thấy khó mà có thể chịu đựng sự thiếu tự nhiên và thiếu cởi mở từ những đồng nghiệp của mình.

Cả Luca và Nia đều có vẻ ngạc nhiên khi được hỏi về nguồn gốc xuất thân của mình, mặc dầu họ đều biết rõ rằng nền văn hóa và những đặc điểm văn hóa mà họ kế thừa nắm giữ đầu mối quan trọng lý giải cho những khó khăn mà họ gặp trong công việc.

Họ đã hòa mình quá tốt vào những đất nước đã nuôi lớn họ đến mức họ không còn để ý đến những quy tắc văn hóa sâu đậm đã tạo nên họ.

Trái ngược với họ là Remy - một Giám đốc người Thụy Điển của một Công ty thực phẩm Pháp - một người luôn giữ mối liên lạc chặt chẽ với nguồn cội và những giá trị gia đình của mình.


Rất nhiều vấn đề nảy sinh từ
sự khác nhau về nguồn gốc của
các cá nhân trong nhóm
Nguồn: qualitylogoproducts.com

Nơi anh sống - anh nói - là một ngôi làng ở ngoại ô Lausanne, cũng là nơi gia đình anh đã sống trong suốt 200 năm, nhưng nơi anh xuất thân lại là một ngôi làng ở phía đông nước Pháp, nơi tổ tiên của anh đã cư ngụ từ 400 năm trước đó.

Vậy anh đến từ đâu? Những lực đẩy văn hóa nào đã định hình nên anh trong công việc? Lực đẩy nào có tác động mạnh nhất đến anh: quốc tịch, những di sản, nền giáo dục, nghề nghiệp hay văn hóa tổ chức? Và anh có dẫn chứng nào chứng minh cho việc những ảnh hưởng đó đã giúp đỡ hay gây khó khăn cho công việc của anh hay không?

Ý kiến phản hồi

1. Mặc dù những công ty tiêu biểu trên hiểu được sự khác biệt giữa những nhân viên đến từ các nền văn hóa khác nhau, họ vẫn có thể thất bại khi đến một giai đoạn mà Gill Corkindale đã miêu tả: trân trọng sự khác biệt tinh tế trong từng nhóm.

Nếu một công ty tuyển dụng những người Ý, công ty đó có thể được đánh giá là mang tính xã hội và cởi mở. Nếu điều này nhìn chung là đúng - những sự khái quát này phải được sử dụng cẩn thận, thì sẽ có rất nhiều nhóm nhỏ trong một tổng thể lớn, tạo ra bởi sự khác biệt về địa lý, về tôn giáo và rất nhiều những điều kiện kinh tế - xã hội khác.

Điều này đúng với tất cả các nhóm, dù đến từ Anh, Mỹ, Đức, Ấn Độ, vv. Cần có sự kiên nhẫn và kỹ năng để xác định mỗi người đến từ đâu và tại sao. Các công ty đầu tư nhiều vào quá trình này sẽ được lợi vì giúp được các nhân viên phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình.

Andy Hitchens

2. Sự va chạm trong một nhóm có thể xảy ra bởi những đặc điểm văn hóa, cá nhân như Gill Corkindale đã chứng kiến trong công việc của cô. Không giống như những đổ vỡ trong một công ty thường nảy sinh từ những hiểu lầm trong các nhóm.

Thông thường để giải quyết những mâu thuấn này, cần có một người bên ngoài có kỹ năng để có thể giải quyết. Mỗi nhân viên nhờ đó sẽ hiểu rõ hơn chính mình và các đồng nghiệp. Các nhân viên cấp cao có lẽ là quá kín đáo để có thể tự mình nhìn nhận vấn đề.

Pierre j.

3. Tôi nhận ra rằng thứ tự trong gia đình cũng là một yếu tố to lớn. Thứ tự trong gia đình có nghĩa là bạn có bao nhiêu anh chị em ruột, bạn là con thứ mấy trong nhà.

Tôi là người con thứ 6 trong gia đình có bảy đứa con, do đó tôi luôn bị cuốn hút bởi những công việc cần sự cộng tác hoặc làm việc nhóm và luôn tránh xa những đồng sự ích kỷ kiểu “con một”.

Tôi nghĩ rằng động lực trong gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng. Bố mẹ tôi không hay cãi nhau và chúng tôi - những đứa con - luôn cố gắng làm cho mọi người trong nhà hạnh phúc do vậy chúng tôi luôn giữ cho gia đình ở trạng thái bình thường.


Tìm bản sắc riêng để tạo sức mạnh chung
Nguồn: saga.vn


Chúng tôi luôn tránh sự đối đầu bởi chúng tôi đã nhận ra sự cực đoan của nó. Bài học này vẫn được thể hiện trong cách làm việc của tôi: luôn hài hước để tránh những tình huống rắc rối, luôn lắng nghe và thấu hiểu các quan điểm khác nhau và biết cách thỏa hiệp.

Mark Dlugozima

4. Tôi luôn cố gắng hết sức để hiểu được nhóm của mình. Những người đến từ những quốc gia với những nền văn hóa mạnh thường thể hiện sức mạnh của văn hóa đó: làm việc chăm chỉ, ham học hỏi và biết kính trọng. Thường thì một người không thể thể hiện hết được những nét đặc trưng của một quốc gia.

Người ta thường nghĩ rằng: người Anh thường bảo thủ và người Pháp thường náo nhiệt, nhưng tôi biết rất nhiều người Anh cởi mở cũng như rất nhiều người Pháp trầm lặng.

Một người quản lý tốt phải hiểu được từng thành viên của mình: Xuất thân gia đình của họ ra sao. Họ đã có kinh nghiệm gì sâu sắc khi còn trẻ.

Bằng cách này tôi khích lệ họ để nhóm hoạt động ở mức tốt nhất và sớm xóa bỏ những mầm mống mâu thuẫn nhằm cản trở tới sự hòa hợp của nhóm.


Minh Thu (Theo @Harvard Business School Publishing)

19/3/08

Đảm nhận vai trò mới -CEO


Đảm nhận vai trò mới -CEO
Ở một cương vị mới -người đảm nhận vai trò CEO cần phải làm gì để khẳng định vị thế của mình trong tương lai?

Những quyết định trong vài tháng đầu tiên làm việc trên cương vị mới sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thành bại sau này của bạn.

Thời kỳ chuyển giao vừa chứa đựng nhiều cơ hội nhưng cũng đầy những rủi ro, phần nào bởi vì người ta kỳ vọng rằng bạn sẽ tạo nên những thay đổi quan trọng cho Citigroup.

Dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm của mình khi làm việc với các Giám đốc Điều hành trong thời kỳ chuyển giao, chúng tôi đã xây dựng một số nguyên tắc nhằm giúp bạn tạo được đà phát triển trong thời kỳ này.

Xác định được liên minh chủ chốt

Để làm chuyển biến tổ chức, các Giám đốc Điều hành mới cần phải tìm được sự ủng hộ của những người có quyền lực cả bên trong và bên ngoài tổ chức. Cần làm cho những nhân vật có ảnh hưởng này thấy rõ rằng việc ủng hộ bạn gắn liền với lợi ích của họ. Như thế, họ sẽ giúp bạn đạt được mục đích của mình.

Vì vậy, bạn cần nhận biết được họ và chí ít có được sự ủng hộ từ phía họ trong giai đoạn chuyển giao. Làm như vậy sẽ tạo ra nền tảng để bạn xây dựng liên minh của mình trong thế chủ động.

Điều này cũng giúp bạn không chỉ xác định được những người có thể dựa vào mà cả những người bạn cần lôi kéo. Đồng thời, qua đó bạn cũng biết được những ai mình cần phải đương đầu.

Một điều rất đáng chú ý là: tỷ lệ phần trăm những nhà quản lý hoặc rất ủng hộ bạn hoặc rất chống đối bạn là tương đối nhỏ. Hầu hết họ chưa có thái độ rõ ràng.

Chẳng phải ủng hộ bạn một cách tậm tâm, họ cũng không phải là những người chống đối đến mức không thể lay chuyển. Đơn giản là họ còn lưỡng lự, và vì vậy có thể thuyết phục.


Hãy tìm sự ủng hộ của các thành viên mới
trong tổ chức của bạn.
Ảnh: csbyorp.org

Nhanh chóng tổ chức lại đội ngũ

Cũng như hầu hết các Giám đốc Điều hành mới, bạn sẽ thừa hưởng một Ban quản trị có thâm niên. Một vài người trong đó có kiến thức, kỹ năng và nền tảng cần thiết để đưa công ty tiến lên. Những người khác thì không.

Một số còn khát khao vị trí giám đốc điều hành của bạn, thậm chí trước đây họ có thể đã từng là ứng cứ viên cho vị trí hiện nay của bạn.

Cũng có những người không bộc lộ ý kiến của họ vì cho rằng bạn chính là mối đe doạ tiềm tàng đối với vị trí và quyền lực của họ.

Trong hầu hết mọi trường hợp, những Giám đốc Điều hành mới đều nhận thấy rằng Ban quản trị chưa thực sự bám sát thực tế. Trong trường hợp này, nếu bạn đánh giá theo chiều hướng tiêu cực, bạn sẽ phải đương đầu với tình huống cực kỳ khó khăn:

Liệu bạn nên giữ lại những người này (những người chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn) hay nhanh chóng tạo nên một sự thay đổi nào đó?

Quyết định cách chức những người quản lý có thâm niên hơn mình là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt.

Tuy nhiên, một trong những điều đáng tiếc nhất là các lãnh đạo đã không thay đổi vị trí của những người này khi mà rõ ràng họ không phù hợp với vị trí đang nắm giữ cũng như không phù hợp với phong cách và tầm nhìn của các Giám đốc Điều hành mới. Đừng để điều này xảy ra với bạn!

Tạo được những thành công bước đầu

Để có được đà phát triển, bạn cần tạo được những thành công bước đầu. Sau tối đa là sáu tháng bạn phải cho thấy sự tiến triển quan trọng trong một số vấn đề cấp thiết của Citigroup

Điều đó có nghĩa là hướng nguồn lực của công ty vào giải quyết những vấn đề thỏa mãn 3 tiêu chuẩn sau:

1. Giải pháp phải mang lại những lợi ích tài chính rõ ràng

2. Giải pháp phải chú trọng những vấn đề mà mọi nhân viên đều hiểu rõ tầm quan trọng

3. Giải pháp phải có thể nhanh chóng tạo nên thành quả trong nhiệm kỳ của CEO mới.


Hãy đưa ra những ý tưởng và tầm nhìn có sức thuyết phục
đối với nhân viên trong tổ chức của mình!
Ảnh: nada.kth.se


Các Giám đốc Điều hành đạt được những thành công bước đầu bằng cách nhận biết:

- Những vấn đề quan trọng có thể được giải quyết trong một khoảng thời gian hợp lý

- Các giải pháp cho vấn đề đó đưa đến những cải thiện cụ thể và xác thực về tài chính và khả năng hoạt động (chứ không chỉ dừng lại ở hành vi hay thái độ).

Cũng rất quan trọng, những sáng kiến ban đầu nên tập trung vào những vấn đề sống còn mà bạn tin là trung tâm của các vấn đề khác. Khi làm như vậy, bạn không chỉ thu được những thành quả trực tiếp mà còn tạo được đường hướng phát triển đúng đắn và tiếp thêm sinh lực cho nhân viên của mình.

Tạo nên nền tảng giao tiếp hiệu quả

Những giám đốc điều hành mới cần sẵn sàng cho những thất bại của họ trong việc: nhận thấy ưu thế của mình, truyền tải những giá trị mà họ hiểu là quan trọng, hoặc xác định rõ những kỳ vọng của họ.

Khi đó, những nỗ lực của họ trong việc tạo nên mối quan hệ tình cảm và sự hiểu biết lẫn nhau sẽ ở nên vô nghĩa, và điều đó dĩ nhiên làm giảm hiệu quả công việc.

Hành động và lời nói của bạn đang bị mọi người để ý phân tích một cách chi li trong tư thế sẵn sàng chỉ trích. Họ gần như “săn lùng” những dấu hiệu về phương hướng, mục đích, động cơ của bạn, và đặc biệt là để xem “bạn là ai?”.

Nhà lãnh đạo sẽ ươm mầm cho thất bại sau này của chính họ nếu họ không nắm bắt và điều khiển được quy trình giao tiếp, trao đổi thông tin trong công ty.

Vì lúc đó các nhà lãnh đạo sẽ không làm cho những người họ thực sự muốn gây ảnh hưởng có thể hiểu được họ. Và họ cũng không thể thiết lập được đường lối hoặc tinh thần chung cho tổ chức của mình.

Định ra viễn cảnh tương lai cho bạn

Nghĩa của từ “viễn cảnh” cần được hiểu đơn giản hơn, trong đó hoặc là bao hàm tất cả hoặc là không là gì cả. Thường thì nó được hiểu như là sự thể hiện những mục tiêu chung mà các nhà lãnh đạo muốn đạt được hoặc những tuyên bố về mục đích nhiệm vụ của các tổ chức.


Hãy tạo ra tầm nhìn trong tương lai cho tổ chức của bạn.
Ảnh: stthomas.edu


Trong hầu hết trường hợp, nó chỉ là một khẩu hiệu hoặc một tập hợp những mục tiêu hay giá trị, thường để trang trí trên tường hay bên bàn café trong phòng đợi của Ban quản trị nhưng lại tác động không đáng kể đến thái độ cũng như hàng vi ứng xử của một tổ chức.

Theo chúng tôi, từ “viễn cảnh” có nghĩa là một cảnh tượng huy hoàng trong tưởng tượng của con người, nó thể hiện mong ước của bạn về bối cảnh tương lai của tổ chức mình và được xây dựng theo cách có khả năng tạo nên nguồn cảm hứng làm việc.

Vì thế, “viễn cảnh” không phải là một tuyên bố về sứ mệnh, mục tiêu hay giá trị. Đó là một bức tranh mà ta có thể nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy được một khi tổ chức hoàn thành được tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của mình.

“Viễn cảnh” chính là sự thể hiện của cái gọi là “văn hóa mong ước”, trong đó bao gồm cả việc nắm bắt những giá trị truyền thống. Một khi chưa truyền được cảm hứng cho lãnh đạo hay các nhân vật chủ chốt trong tổ chức thì chưa thể gọi đó là “viễn cảnh”.

Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, bạn phải xây dựng và sử dụng tốt mạng lưới các lời khuyên hay cố vấn. Không có ai là ngoại lệ cả. Khi dẫn dắt các tổ chức lớn, đối mặt với những thử thách phức tạp, thậm chí trước những tình thế hỗn loạn, các Giám đốc Điều hành mới không thể đơn thương độc mã đi mà đi đến thành công

Từ con mắt của một người mới đến, bạn khó mà nhìn rõ những khó khăn và sai lầm đó. Hiếm khi vấn đề thực sự đúng như bạn thấy ban đầu. Vì vậy, việc bạn cần tìm ra các cách thức để đẩy mạnh việc tìm hiểu thị trường, sản phẩm, công nghệ, khả năng tổ chức, làm việc nhóm, chính trị và văn hoá là thực sự thiết yếu.

Đây là nơi Vikram Pandit gánh vác trọng trách mới.
Ảnh: portfolio.com

Cách hiệu quả nhất để làm được điều này là xác định và sử dụng những cố vấn tốt nhất cả trong lẫn ngoài tổ chức và sử dụng nó như một đòn bẩy.


Mặc dù việc bám sát các nguyên tắc trên dĩ nhiên không phải là điều bảo đảm chắc chắn cho thành công của bạn, nhưng những vị Giám đốc Điều hành mới thất bại thường là những người vi phạm một trong những nguyên tắc này. Đừng để điều đó xảy ra với bạn!


Minh Thu (Theo Harvard online business)

Đối thoại với nhà trường


Đối thoại với nhà trường

TT - Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần ngày 9-3-2008 có bài viết “Đối thoại với các doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Minh Hòa. Vốn là một doanh nhân, có tham gia giảng dạy chút ít (mỗi tuần mấy buổi) gần mười năm qua, xin mạn phép được trao đổi lại đôi điều cùng tác giả.

Tác giả viết “mục tiêu đào tạo cử nhân không phải là để làm việc sự vụ như pha trà, chạy công văn, đánh máy văn bản, trực điện thoại mà để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn”. Chẳng ai nói mục tiêu đào tạo đại học là làm việc sự vụ, nhưng phải bắt đầu từ những việc sự vụ. Không biết làm những việc nhỏ nhặt, cụ thể thì làm sao đủ khả năng làm chuyện lớn lao? Việc học cũng phải từ thấp đến cao.

Nhân viên các công ty cũng vậy, nhất là các công ty vừa và nhỏ. Ở đó, họ chia sẻ với nhau mọi công việc, sẽ không có người nào chỉ làm việc sự vụ hoặc chỉ làm việc phức tạp. Hèn chi cách đây vài năm, các sinh viên du học ở New Zealand khi thực tập vệ sinh toilet đã ầm ĩ viết thư, điện thoại về nhà bảo các công ty tư vấn lừa khách hàng và không ít nhà báo lúc đó đã đồng thanh lên án chỉ vì thiếu hiểu biết!

Ở các nước, sinh viên học ngành quản trị khách sạn phải bắt đầu học từ việc lau chùi nhà vệ sinh, còn ở Việt Nam thì không, dưới mắt tác giả, học đại học là để “giải quyết các vấn đề phức tạp hơn”, để làm quan? Làm lãnh đạo? Nếu nhà trường bớt phần lý thuyết cao xa viển vông thì sinh viên và cả doanh nghiệp đều đỡ khổ vì không phải “đào tạo lại hay đào tạo mở rộng” như ý kiến tác giả.

Cứ so sánh chương trình và phương pháp giảng dạy, chẳng có đại học nước nào như ở Việt Nam. Cái mà doanh nghiệp và xã hội đang cần thì nhà trường không dạy hoặc dạy rất qua loa. Cái mà nhà trường đang cố nhồi nhét thì xã hội và doanh nghiệp chưa cần. Khi tham gia giảng dạy, tôi luôn yêu cầu sinh viên “xuống đất giùm (các bạn đang ở trên trời), học ngay những điều cụ thể”.

Tác giả khẳng định “các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đóng vai trò khán giả và là nhà bình luận..., không trả một xu nào cho đào tạo”. Doanh nghiệp là người mua sản phẩm của nhà trường và họ có quyền nhận xét. Họ cũng không phải là khán giả hay nhà bình luận. Họ đóng thuế và làm đủ nghĩa vụ với Nhà nước, sinh viên cũng đã đóng học phí đầy đủ cho nhà trường, cả trường công giờ cũng đóng học phí dù đã được Nhà nước hỗ trợ một phần. Chả lẽ bắt các doanh nghiệp nuôi nhà trường? Họ có thể kiện nhà trường vì sản phẩm kém, vừa tốn sức đào tạo lại vừa tốn tiền thử việc mà lắm lúc vẫn chưa đạt yêu cầu.

Còn việc tham gia các quĩ học bổng, nghiên cứu hay giải thưởng khoa học... lại là việc khác. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện cũng đang tham gia rất nhiều quĩ khuyến học, chưa ai tổng kết nhưng cả nước mỗi năm cũng lên tới vài trăm tỉ đồng.

Tác giả viết “rất ít doanh nghiệp nhận sinh viên đến thực tập”. Nhà trường hãy tự xem lại mình. Cứ dạy lý thuyết quanh năm, gần thi tốt nghiệp mới viết giấy giới thiệu và công văn (cứ như cấp trên) đưa sinh viên xuống thực tập vài tháng. Thay vì có kế hoạch phối hợp hỗ trợ từ xa để sinh viên được thực hành quanh năm thì các trường lại “đồng khởi” ép doanh nghiệp nhận vài tháng.

Chẳng doanh nghiệp nào liều lĩnh cho sinh viên chỉ học toàn lý thuyết làm thử cả. Trước khi thực tập phải kiến tập. Lịch học kín đặc, cả thứ bảy, chủ nhật cũng học, sinh viên thực tập vào lúc nào? Tác giả trách “doanh nghiệp không mặn mà với việc tài trợ cho giáo dục... từ chối tài trợ các hội thảo khoa học, giải thưởng nghiên cứu khoa học... Giá như họ biết rằng nghiên cứu khoa học sinh viên hạng nhất của Bộ Giáo dục - đào tạo chỉ có 1 triệu đồng...” Xin thưa, nếu doanh nghiệp không tài trợ thì lấy đâu ra các quĩ học bổng, giải thưởng khuyến học rầm rộ từ Bắc chí Nam?

Riêng cái gọi là “hội thảo khoa học, nghiên cứu khoa học” thì phải xem lại. Kinh doanh bền vững khi biết hướng về cộng đồng chứ không phải thuần túy làm nhà từ thiện. Quá nhiều “hội thảo khoa học” vô bổ, quá nhiều “nghiên cứu khoa học” hoặc sao chép, hoặc đại ngôn, thiếu tính thực tiễn. Bệnh hình thức, thích khoa trương và thói hư danh manh nha từ gia đình càng được sinh sôi nảy nở từ nhà trường.

Ngay cả hội thảo quốc gia “Đào tạo nhân lực ngành du lịch theo yêu cầu xã hội” được tổ chức tại TP.HCM ngày 7-3 càng làm tăng thêm sự nghi ngờ về tính hiệu quả. Thư mời hội thảo không ghi chương trình làm việc, không có tài liệu để đọc trước. Chỉ toàn các trường kể thành tích và tự giới thiệu, gần như vắng bóng lực lượng gọi là xã hội gồm các doanh nghiệp lữ hành (mảng đào tạo được xem là yếu nhất) và cả đại diện sinh viên (đối tượng được đào tạo). Hội thảo do Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo chủ trì cùng sự tham gia của mấy thứ trưởng.

Lúc khai mạc ước chừng 400 người, đến khi Phó thủ tướng kết luận hội thảo chỉ còn khoảng 100, hội trường vắng đến thấy sợ! Còn giải thưởng cũng vậy. Nếu đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao và biết cách PR thì chẳng sợ thiếu tiền. Hơn nữa, Bộ Giáo dục - đào tạo cũng chưa hẳn đã nghèo hơn các bộ khác mà nhiều khi còn xài sang, sĩ diện, quản lý kém rồi tự mình trói buộc mình.

Cổ nhân dạy “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Phải! “Tự cứu mình trước khi trời cứu”. Các doanh nghiệp rất muốn gắn bó với nhà trường bình đẳng chứ không phải kiểu quan hệ “thầy - trò” vì cả hai cùng cần nhau.

Thay vì trách cứ, phê phán thì nên ngồi lại thẳng thắn trao đổi, hợp lực để thúc đẩy kinh tế nước nhà phát triển chứ không thể “mạnh ai nấy làm”. Một tín hiệu vui vừa được Bộ Giáo dục - đào tạo chỉ đạo các trường phải ký kết hợp tác các doanh nghiệp để hỗ trợ qua lại, gắn đào tạo lý thuyết của nhà trường với thực tiễn của doanh nghiệp. Phải hơn 30 năm sau giải phóng mới có sự chỉ đạo giản đơn mà thiết thực này, nhưng dẫu sao muộn còn hơn không.

NGUYỄN VĂN MỸ
(giám đốc Lửa Việt và Tavitour)
Trên Tuổi Trẻ cuối tuần

14/3/08

Đọc con người một cách độ lượng


Đọc con người một cách độ lượng
TTCT - Một con người chính là một cuốn sách. Đọc một con người còn khó hơn nhiều so với đọc một cuốn sách bằng chữ viết. Tôi rất chăm chú đọc, đọc suốt nửa đời người rồi mà đến nay vẫn chưa đọc hiểu “cuốn sách về con người” này.

Có người sẵn sàng đưa cho bạn chiếc ô vào ngày đẹp trời ánh nắng chan hòa nhưng đến khi trời mưa, họ lại lặng lẽ giương ô đi trước.

- Khi bạn đọc họ, đừng nên có chút oán trách họ. Bởi vì họ không muốn bị nước mưa làm ướt thân mình, hơn nữa chiếc ô ấy họ mượn của người khác, họ cũng không muốn gánh vác khó khăn cho người khác, bạn có thể nói gì được họ? Chi bằng bạn tự chuẩn bị chiếc ô của mình thì hơn.

Có người thường vây quanh lấy bạn khi bạn có quyền có thế, nhưng một khi bạn rời khỏi chức vị hoặc hết quyền hết thế thì họ lại tránh bạn thật xa.

- Khi bạn đọc họ, nhất thiết phải cảm thông cho họ. Trước kia họ khen bạn vì họ có việc gì đó cần bạn giúp đỡ, nhưng bây giờ bạn không có khả năng giúp họ thì họ không cần phải ca ngợi bạn nữa. Lúc này bạn phải bình tâm lại, trước hết hãy nghĩ xem trước đây phải chăng mình đã quá cả tin người khác?

Có người khi dốc bầu tâm sự với bạn, những lời lẽ của họ như mặt dòng sông ngọt ngào trong vắt chảy qua, nhưng ở dưới lòng sông lại là dòng chảy ngầm vẩn đục, bẩn thỉu.

- Khi bạn đọc họ, tuyệt đối đừng nên căm ghét họ. Bởi vì những ai lừa dối người khác bằng chiếc mặt nạ gian trá thì họ cũng sống rất khó nhọc trước mặt hay sau lưng người khác, nếu không khéo còn phải chịu sự trừng phạt của kẻ cùng lứa dối trá với họ. Bạn cần phải cảm thông với phương thức sống của loại người này, chờ đợi sẽ có ngày nhân tính trở về với họ và rồi họ sẽ phản tỉnh.

Có người khoanh tay ngồi nhìn khi bạn vất vả gieo hạt giống, không chịu nhỏ một hạt mồ hôi nào cả, nhưng đến khi bạn thu hoạch thì họ lại không cảm thấy áy náy chút nào cả mà đến chia sẻ thành quả của bạn bằng đủ lý do.

- Khi bạn đọc họ, đừng nên có chút ác cảm nào. Bởi vì có người sẵn sàng chung hưởng ngọt bùi trong thu hoạch của bạn, mặc cho họ mang trong lòng tâm lý như thế nào, bạn cũng nên có thái độ hoan nghênh họ. Bạn bỏ ra một chút hi sinh nhưng lại toại nguyện vọng muốn làm nên sự nghiệp của người khác, dần dần họ cũng biết được một chút lòng tự trọng và tự tin.

Có người chú trọng thu vén bề ngoài, ăn vận có vẻ sang trọng nhưng trong đáy lòng lại hết sức trống rỗng, đầy những ngu xuẩn và vô tri, thường bất giác thể hiện trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động.

- Khi đọc loại người này, bạn tuyệt đối đừng nên miệt thị họ. Bởi vì họ không biết rằng trang phục họ mặc trên mình là do thợ may làm nên, cho rằng chẳng qua chỉ là do tiền bạc mua về, thế nhưng kiến thức, phẩm chất đạo đức và khí chất mới là giá trị nhân sinh thật sự của con người. Đối với người ngu xuẩn, bạn nên đối chiếu lại hành động, cách làm của mình.

Đọc người khác thật ra cũng là đọc chính bản thân mình, trong khi đọc cái thật, cái thiện, cái đẹp của mình cũng là lúc đọc cái giả, cái thật ở đằng sau vẻ nghiêm chỉnh, cũng là lúc đọc cái xấu, cái ác ở đằng sau vẻ đẹp, cũng là lúc đọc cái gian trá ở đằng sau nụ cười...

Đọc con người, điều quan trọng là đọc hiểu loại người nào.

Đọc con người, là để làm một con người thật sự.

Bởi vậy khi đọc con người phải học biết cách khoan dung, phải biết cách độ lượng, có như vậy mới đọc được những thứ có lợi cho mình, mới có thể đọc được cao thượng, mới có thể đọc được niềm vui, mới có thể đọc được hạnh phúc.

Mặc dù chưa đọc hết “cuốn sách con người”, song tôi sẽ cố gắng đọc cuốn sách này từ các góc độ khác nhau.

CHUNG THANH HUY (Theo Internet)

Tuổi trẻ cuối tuần

CPO - "Thuyền trưởng" của con thuyền nhân sự


CPO - "Thuyền trưởng" của con thuyền nhân sự

Ảnh minh họa
TTO - CPO (Chief People Officer, chuyên viên nhân sự cao cấp) có nhiệm vụ hỗ trợ CEO (giám đốc điều hành) và chịu trách nhiệm phát triển và thực thi các chiến lược nhân sự.

Trên thương trường quốc tế, người thích hợp đảm trách vị trí CPO phải có 5-10 năm kinh nghiệm và phải đánh giá được tốc độ kinh doanh từ các quan điểm tuyển dụng.

Russell J. Campanello, 44 tuổi, hiện là CPO của Tập đoàn NerveWire, một dịch vụ chuyên nghiệp về Internet ở ngoại ô Boston, cho biết trong thời đại của trí tuệ như hiện nay, lực lượng lao động chỉ sẵn lòng hành động khi các tổ chức sẵn sàng hành động vì quyền lợi của họ. Đây chính là mấu chốt của vấn đề quản lý nhân sự.

Tại NerveWire, Campanello đã sử dụng kỹ thuật hiện đại để tăng cường mối quan hệ giữa công ty với nhân viên. Ông thường xuyên tổ chức chương trình "Một giờ nghe nhìn", sử dụng thiết bị audio và phần mềm PowerPoint để chia sẻ những thông tin cần thiết về công ty. Với các cấp lãnh đạo thì hằng ngày đều duy trì các buổi thảo luận trực tiếp.

Campanello quan niệm: “Chúng tôi thông tin, giao tiếp thường xuyên với mọi nhân viên bởi chia sẻ thông tin càng nhiều đồng nghĩa mối quan hệ công sở càng bền vững. Bạn có nghĩ làm hoài chuyện ấy là chán không? Không, bởi bạn luôn khám phá những góc nhìn mới thông qua những mối quan hệ, tình đồng nghiệp. Kỹ thuật đã hỗ trợ chúng tôi đạt được điều đó qua việc sử dụng các thiết bị nghe nhìn hỗ trợ khác nhau”.

Theo Campanello, ở thời đại công nghệ thông tin, năng suất đi kèm với trí óc của con người. Đó là lý do tại sao nhân viên thích năng động và sáng tạo. Quản lý nhân sự cần phải cung cấp những dịch vụ và hỗ trợ không chỉ trong công sở mà còn trong cuộc sống đời thường cho nhân viên. Công ty phải biết những nhu cầu khác nhau của mọi nhân viên và đáp ứng những sự khác biệt đó. "Bạn không thể trả công, cho hưởng bổng lộc, tạo cơ hội ở cùng một vị trí giữa người 25 tuổi và người 38 tuổi" - ông nói.

Đối với vấn đề “nhảy việc”, Campanello cho biết đó không còn là vấn đề chuyện tiền bạc, vật chất. Lý do số 1 của chuyện nhân viên nghỉ việc là họ muốn tìm nơi phát triển tốt hơn, có nhiều cơ hội hơn để học hỏi những điều mới mẻ. Nếu muốn giữ chân những người tài năng nhất, nhà quản lý phải đảm bảo rằng họ sẽ được phát triển, thăng tiến và thay đổi. Đó là việc làm quan trọng nhất của người quản lý nhân sự.

HOÀNG KHOA (Theo fastcompany.com)
Tuổi Trẻ On line

7/3/08

Chọn quản lý nhân sự như thế nào?


Chọn quản lý nhân sự như thế nào?
Theo Mỹ Trang (VNN) (25/12/07)

Nhiều doanh nghiệp phải đau đầu khi lựa chọn người quản lý nhân sự. Trong hàng trăm CV đã được các ứng viên ngày càng lão luyện chuẩn bị, thật không dễ để lưạ chọn ra ứng viên phù hợp nhất. Cần phải ý thức rằng, đây là vị trí rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Một số căn cứ sau sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong sự lựa chọn của mình.

Căn cứ trên các giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp

Ở những giai đoạn khác nhau, những doanh nghiệp cần quản lý nhân sự với trình độ và thế mạnh khách nhau. Giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập cần người quản lý nhân sự chuyên về thiết lập hệ thống và có kinh nghiệm đào tạo nhân lực. Đây là giai đoạn nhất thiết phải tuyển dụng những người đã có bề dày kinh nghiệm hoạt động.

Trong thời kỳ doanh nghiệp đã đi vào ổn định hoặc giai đoạn phát triển nhanh, cần phải tìm người có tính sáng tạo, năng động và gắn bó lâu dài với công ty. Chính họ cũng là những nhân tố cần thiết để tạo nên những cải cách về đường lối cho công ty. Giai đoạn phát triển này rất cần bổ sung nhân sự nên công tác đào tạo phát hiện càng được coi trọng. Cần tập trung tuyển chọn người có khả năng sư phạm, truyền đạt tốt, có tầm nhìn và năng lực định hướng.

Sự thay đổi về môi trường sản xuất khách quan

Khi tuyển nhân viên HR, doanh nghiệp cũng cần căn cứ trên những điều kiện khách quan về môi trường làm việc của công ty. Trong điều kiện doanh nghiệp phát triển ổn định, vai trò của đội ngũ HR không giữ vai trò hàng đầu nữa, nhiều người trong doanh nghiệp có thể đảm nhận vai trò này. Xuất phát từ quan điểm đó, nhiều người cho rằng đây có thể là cơ hội để thay đổi, làm linh hoạt đội ngũ. Tuy nhiên, tất cả các thay đổi cần được chú ý sao cho không xáo trộn những quy tắc chung của công ty hay xâm hại quyền lợi doanh nghiệp.

Tính chất của doanh nghiệp

Những doanh nghiệp có tích chất khác nhau đòi hỏi những phẩm chất khác nhau của HR. Những doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp nước ngoài có hệ thống doanh nghiệp được xây dựng khá bài bản từ công ty mẹ, phân công chi tiết, hệ thống quản lý được xây dựng theo mẫu tương đối hoàn thiện, từ tổng công ty đến các công ty con, từ giảm đốc đến quản lý các phòng, vì vậy phẩm chất cần nhấn mạnh nhất trong những doanh nghiệp kiểu này là tính chấp hành.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự biến động nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp rất thường xuyên. Vì vậy phẩm chất cẩn thiết nhất của người làm HR ở đây là sự linh hoạt, tính tích cực và chủ động nắm bắt thời cơ.

Nhưng nhìn chung ở doanh nghiệp nào, những phẩm chất không thể thiếu được của người làm HR là công tâm, nhẫn nại, tinh tế, chịu học hỏi để áp dụng được những phong cách quản lý tiên tiến.

Văn hóa doanh nghiệp khác nhau

Bộ phận HR là một thành tố quan trọng tạo nên văn hóa doanh nghiệp, vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận này với các bộ phận khác trong một doanh nghiệp.

Cần tuyển chọn những người có hiểu biết rõ về phong cách làm việc của công ty, nghiêm túc trong công việc, hòa nhã trong ứng xử. Với những công ty thiên về văn hóa, truyền thông người làm HR phải có phông nền văn hóa tốt với những hiểu biết chuyên ngành phong phú. Với những doanh nghiệp thiên về kỹ thuật, tính kỷ luật của người làm HR là một phẩm chất không thể thiếu. Bên cạnh đó, cần ưu tiên tuyển chọn những nhân viên thông hiểu những phong tục địa phương hay có những mối quan hệ rộng rãi, tốt đẹp với nhiều giới để tạo nên những mối quan hệ nhiều chiều cho doanh nghiệp.

Kinh nghiệm, kiến thức, phẩm chất người tuyển chọn

Người tuyển chọn lực lượng HR phải là những nhân sự hàng đầu trong đội ngũ quản lý, hiểu rõ từng bộ phận của công ty cũng như kế hoạch phát triển công ty trong tương lai 10 năm nữa. Người tuyển chọn cần công tâm, hiểu biết, có sự gắn bó sâu sắc về quyền lợi với doanh nghiệp. Tóm lại, người tuyển chọn càng ưu tú thì khả năng tuyển chọn được những quản lý nhân sự xuất sắc ngày càng lớn.

6/3/08

Câu chuyện Goldilocks và vấn đề quản lý nhân sự


Câu chuyện Goldilocks và vấn đề quản lý nhân sự


Triết lý kinh doanh

Nguon BWP
Bizpro Group
(Dịch từ Entrepreneur)


Chuyện kể rằng, có cô bé tên là Goldilocks bị lạc trong rừng. Cô đi mãi và cuối cùng đến một ngôi nhà nhỏ của gia đình gấu gồm gấu bố, gấu mẹ và gấu con. Khi vào trong nhà Goldilocks nhìn thấy ba chiếc ghế, nhưng chiếc thứ nhất quá cao, chiếc thứ hai thì quá rộng, chỉ có chiếc thứ ba là vừa vặn. Cô ngồi lên chiếc ghế thứ ba. Cô bé lại nhìn thấy ba đĩa súp ở trên bàn, đĩa thứ nhất quá nóng, đĩa thứ hai quá nguội, đĩa thứ ba rất vừa. Cô bé ăn đĩa súp thứ ba. Cô bé đi lên thang gác và nhìn thấy ba chiếc giường. Chiếc thứ nhất dài quá. Chiếc thứ hai thì rộng quá. Chỉ có chiếc thứ ba là vừa vặn. Cô bé leo lên chiếc giường thứ ba và ngủ ngon lành.

Câu chuyện còn tiếp diễn nhưng chúng ta tạm dừng lại ở đây để bàn về có ý nghĩa mà câu chuyện có thể mang lại trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Nếu bạn đặt nhân viên của mình dưới một áp lực công việc quá lớn với mong muốn đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty, họ sẽ phản kháng lại bạn ngay bằng cách phàn nàn không ngớt về môi trường làm việc bóc lột nhân công, nơi mà họ sống chỉ để làm giàu cho bạn. Ngay khi có cơ hội đầu tiên, họ sẽ bỏ sang một công ty khác, và rất có thể công ty đó là một trong những đối thủ cạnh tranh của bạn.....


Ngược lại, nếu bạn quá chú ý tới nhân viên và cố hết sức để uốn mình theo sở thích của nhân viên nhằm làm cho công sở của bạn trở nên vui nhộn, thì những nhân việc được nuông chiều đó sẽ có thể làm ra chuyện gì đây? Nhân viên của bạn sẽ bắt đầu cho rằng bạn là một người dễ dãi và lập tức nghĩ đến việc lợi dụng lòng tốt của bạn. Họ đòi hỏi ngày càng nhiều hơn, cho dù những gì bạn mang lại cho họ đã là khá hào phóng so với tiêu chuẩn chung. Họ thậm chí trễ nải trong công việc, hay đùa giỡn với sự thông cảm của bạn khi bạn thử quở trách hoặc phê bình họ. Họ bắt đầu bình luận sau lưng về những quyết định điều hành của bạn, và nằng nặc đòi bạn phải đưa ra lời giải thích cho tất cả những công việc mà bạn muốn hoặc cần họ thực hiện.



Vậy làm thế nào bạn có thể điều tiết mối quan hệ với nhân viên và mức độ “tốt bụng” như thế nào được xem là phù hợp? Làm thế nào để bạn xây dựng một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh cho nhân viên của bạn? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Bạn không phải là ông chủ. Nhân viên của bạn cần phải nghĩ về lợi ích của toàn bộ công ty và tình trạng kinh doanh của công ty, chứ không phải chỉ tìm cách ứng phó với cá nhân bạn. Người lao động ngày nay luôn đòi hỏi quyền chủ động và tự do cần thiết ở mọi cấp bậc, vì vậy họ sẽ phản kháng nếu bạn tỏ ra là một kẻ độc tài. Bạn không thể yêu cầu nhân viên của mình làm việc gì với lý do bạn là ông chủ. Ngày nay, điều đó không còn tác dụng nữa.

Bí quyết ở đây là bạn phải đảm bảo rằng nhân viên không đánh giá bạn là một người quá rộng rãi hoặc quá chặt chẽ, mà là một người khôn ngoan và có đủ khả năng để xây dựng một doanh nghiệp thành công, đồng thời là người cam kết rằng nếu công ty làm ăn phát đạt thì những nhân viên có đóng góp cũng được tưởng thưởng xứng đáng.

Bạn cũng không phải là bạn bè của họ. Bạn có thể rất gần gũi với những nhân viên lâu năm, và thỉnh thoảng cũng cảm thấy khó xử khi bạn buộc phải sa thải họ. Sau giai đoạn hình thành và củng cố bộ máy công ty, bạn cần thiết lập những quy tắc nhất định và phải để cho nhân viên của bạn hiểu rằng thành công của họ phụ thuộc vào thái độ tôn trọng những quy tắc đó - chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào mối quan hệ cá nhân với bạn.

Hãy biến công ty thành “người thứ ba trong phòng”. Nhân viên nên quan tâm đến sự phát triển của công ty, chứ không phải là làm giàu cho cá nhân bạn. Những mục tiêu mà nhân viên hoàn thành sẽ làm lợi cho toàn bộ công ty, và do đó làm lợi cho tất cả mọi người. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên đặt công ty trong một không gian cùng với bạn và nhân viên của bạn, và nói với nhân viên rằng nếu người thứ ba đó – tức công ty của bạn – cảm thấy hạnh phúc thì bạn và nhân viên của bạn cũng sẽ hạnh phúc như thế.

Khuyến khích đội nhóm chứ không khuyến khích từng cá nhân. Nhiều nhà lãnh đạo tin tưởng rằng phần thưởng và những hình thức động viên tinh thần khác nên được xây dựng dựa trên thành tích chung của tập thể, chứ không phải thành tích của một cá nhân. Ví dụ bạn có thể thiết lập những mục tiêu vừa tầm cho những công việc phức tạp và khó khăn, và nói với nhân viên rằng nếu hoàn thành được định mức, tất cả mọi người đều có lợi; nếu có thể vượt định mức, mọi người trong dự án đó sẽ nhận được phần thưởng từ phần công sức đã bỏ ra. Một ưu điểm của phương pháp này là tất cả các nhân viên đều hiểu rằng sẽ bị xử lý nghiêm nếu trốn việc, làm việc lề mề hoặc những hình thức gây cản trở khác cho quá trình sản xuất. Họ xác định được rằng chất lượng công việc không đạt yêu cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân họ.

Phải biết quan tâm. Khi thời tiết trở nên nóng bức vào mùa hè, bạn hãy cho đặt quạt thông gió và nước mát xung quanh chỗ làm việc của nhân viên. Nói chung, bạn nên làm những điều tương tự như vậy mà không cần đợi đến khi nhân viên yêu cầu.

Hãy làm cho nhân viên “nhìn thấy sự logic”. Bạn không cần phải giải thích dài dòng, điều quan trọng là phải làm cho nhân viên nhìn thấy tính hợp lý trong hành động và việc làm của bạn. Lúc đó, nhân viên của bạn sẽ thấu hiểu ý nghĩa những điều bạn đang thực hiện, họ sẽ thấy được ý nghĩa của hoạt động kinh doanh và các giá trị khác trong công ty, họ sẽ không xem nhiệm vụ mà bạn giao phó như một mệnh lệnh độc đoán từ ông chủ.

Và cuối cùng, như Benjamin Franklin đã nói năm 1776, khi quân đội Anh tiến đánh Philadelphia: “Hỡi các bạn, nếu chúng ta không đồng lòng và cùng đoàn kết lại, thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ lần lượt gục ngã”.

Câu chuyện người chăn cừu và bài học về lãnh đạo


Những nhân tố lãnh đạo tuyệt vời dường như bất biến về mặt thời gian và không ngừng được mở rộng về mặt không gian. Từ thời thượng cổ, cả thế giới luôn khát khao tìm kiếm những nhà lãnh đạo lớn. Trong quãng thời gian chiến tranh và hỗn loạn, các nhà lãnh đạo lớn thường xuất hiện để vạch ra con đường dẫn đến hoà bình. Trong quãng thời gian của sự hoà bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo lớn vẫn cần để duy trì hệ thống trật tự hay tìm ra các hướng đi phát triển mới.

Các nhà lãnh đạo lớn luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ mọi người. Nhưng làm thế nào chúng ta phân biệt được những nhà lãnh đạo thực thụ từ vô khối những con người khác nhau?


Nguyên lý bắt nguồn từ thời cổ xưa và vẫn đứng vững qua những trải nghiệm thời gian. Các nhà lãnh đạo lớn luôn tiến thẳng về phía trước, xây dựng các hướng đi, đảm bảo trật tự và chỉnh sửa các khiếm khuyết hay quy định khi cần thiết. Không dừng lại ở đó, họ là những người giàu tình cảm với các nhân viên. Các nhà lãnh đạo lớn khao khát sống cuộc sống của họ để phục vụ những nhu cầu của mọi người.

Điểm đáng thú vị là khi quan tâm tới những nhà lãnh đạo đáng kính trên thế giới và trong lịch sử loài người, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một hình ảnh tương đồng giữa những người chăn cừu và nhà lãnh đạo tài ba.

Không quá khó khăn để miêu tả các tính cảnh của một nhà lãnh đạo theo hình ảnh người chăn cừu. Có rất nhiều điều chúng ta có thể học hỏi được từ sự so sánh này.

Bằng việc khảo sát những tính cách, đặc điểm và tầm nhìn theo phương thức người chăn cừu, chúng ta có thể chuyển tiếp tới một cấp độ năng lực lãnh đạo mới:

1. Người chăn cừu nhận ra đàn cừu không thể làm bất cứ điều gì anh ta muốn

Anh ta hiểu rằng đàn cừu không phải một công cụ, một phương tiện để anh ta tự ý xử lý mà là nguồn trách nhiệm mà anh ta cần quan tâm, chăm sóc. Anh ta được trao quyền, được tin tưởng bởi một người khác, và rõ ràng phải trả lời trước một người có thẩm quyền lớn hơn.

Là một nhà lãnh đạo hiệu quả, anh ta hiểu rõ không chỉ những gì cấu thành nên một nhà lãnh đạo mà cả những gì phải phục tùng và quan tâm tới nữa. Việc hiểu và chấp nhận chu trình này sẽ trau dồi và củng cố các tính cách của một nhà lãnh đạo tài năng.

2. Đàn cừu nghe thấy, nhận ra và đi theo giọng nói của người chăn cừu

Hết sức tự nhiên, mọi người có xu hướng đi theo những gì quen thuộc. Lòng tin sẽ phát triển mạnh theo những kinh nghiệm có được từ các mối quan hệ tốt đẹp. Chúng ta thường nghe thấy rằng sự thân mật rất dễ dẫn tới sự bất tuân lệnh, nhưng nó cũng dẫn tới lòng tin tưởng và với thời gian cùng sự kiên trì, nó sẽ đem đến các mong đợi.

3. Người chăn cừu biết rất rõ đàn cừu và anh ta có thể nhớ tên từng con cừu một

Người chăn cừu sử dụng một hệ thống âm thanh, gõ lách cách và huýt gió để gọi đàn cừu. Những âm thanh này là khác biệt cho từng con cừu trong đàn và mỗi con cừu nhận ra và phản hồi theo từng âm thanh riêng biệt với nó.

Trong lãnh đạo, những sự quan tâm chân thành và gần gũi luôn được mọi người nhận rõ. Đương nhiên nhà lãnh đạo sẽ đạt được các kết quả tuyệt vời. Mối quan hệ với các nhân viên chính là chìa khoá — không một người chăn cừu nào có thể làm việc tốt mà không ở bên cạnh những con cừu.

4. Người chăn cừu luôn dẫn dắt đàn cừu tới những nơi an toàn nhất và có nhiều lợi ích nhất, đồng thời tránh xa mọi nguy hiểm

Về chiến lược, người chăn cừu ra ngoài chuồng trước đàn cừu nhằm xác định và tránh xa các tai hoạ và rồi đưa đàn cừu tới chỗ an toàn. Trong bất cứ trường hợp nào, anh ta cũng giữ vai trò dẫn dắt. Anh ta không bao giờ mong đợi đàn cừu sẽ gặp phải những hoàn cảnh mà anh ta không sẵn sàng đương đầu.

Người lãnh đạo kinh doanh cũng vậy. Anh ta luôn dẫn dắt nhân viên tới những nơi an toàn và nhiều ích lợi nhất. Nhà lãnh đạo phải có khả năng nhận diện các rủi ro và biết cách phòng tránh chúng.

5. Người chăn cừu luôn sẵn lòng đặt những nhu cầu cấp bách và sức khoẻ của đàn cừu lên trước nhu cầu của bản thân mình

Sức khoẻ tốt của đàn cừu là vô cùng quan trọng với người chăn cừu. Mục đích khác thường này đã khích lệ các quyết định của anh ta luôn hướng tới lợi ích của đàn cừu trước tiên. Cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, người chăn cừu luôn được chuẩn bị để “hy sinh tính mạng bản thân” cho đàn cừu.

6. Có sự khác biệt giữa những đôi tay làm thuê và người chăn cừu

Những đôi tay làm thuê được khích lệ bởi các đồng tiền công. Còn người chăn cừu có mối quan tâm sâu xa và chân thành tới đàn cừu của anh ta. Anh ta là người chịu trách nhiệm cho những gì không phải của anh ta — theo đúng sự lựa chọn của anh ta. Và mối quan hệ của anh được đặc trưng vởi sự hiện diện lâu bền và xuyên suốt cho dù có hay không có tiền công.

Vào mọi thời điểm, người chăn cừu luôn sẵn lòng hy sinh cuộc sống của anh ta cho đàn cừu. Anh ta là một nhà lãnh đạo thực thụ đối với những người tưởng ở anh ta.

Người chăn cừu thực thụ hiểu rõ sự khác biệt quan trọng giữa sức mạnh (yếu tố đè nặng lên vai nhà lãnh đạo) với thẩm quyền (yếu tố thể hiện trách nhiệm và năng lực giải trình với cấp có quyền lực cao hơn).

Chắc chắn rằng, bức tranh người chăn cừu và hình ảnh nhà lãnh đạo tuy rất đơn giản, nhưng nó để lại nhiều bài học sâu sắc cho nghệ thuật quản lý ngày nay.

Theo bwportal

Mảnh gương

Mảnh gương

"Thưa thầy Papaderos, em muốn biết ý nghĩa của cuộc sống là gì ạ?"

Câu hỏi của tôi gây nên một tràng cười chế nhạo trong lớp. Dường như đó không phải là một dề tài thích hợp cho một cậu học trò 13 tuổi như tôi.

Thầy Papaderos giơ tay ra hiệu cho cả lớp yên lặng. Sau khi quan sát tôi một hồi lâu với vẻ thăm dò, và đọc được từ trong ánh mắt tôi sự nghiêm túc hoàn toàn đối với câu hỏi của mình, thầy Papaderos quyết định: "Tôi sẽ trả lời câu hỏi của em".

Đoạn thầy rút ra từ túi quần một chiếc bóp da. Từ trong chiếc bóp da ấy, thầy lấy ra một mảnh gương tròn bé xíu.

Thầy giải thích: "Ngày ấy thầy còn nhỏ, đang thời chiến tranh, gia đình thầy rất nghèo túng, sống kham khổ tại một ngôi làng hẻo lánh. Một ngày nọ, thầy tìm thấy trên đường những mảnh vỡ của một tấm gương chiếu hậu từ chiếc xe máy của quân Đức đã bị phá hủy ngay tại đó.

Thầy đã cố tìm cho đủ tất cả các mảnh vỡ và dán chúng lại với nhau. Nhưng làm mãi không được, thầy đành chỉ giữ lại mảnh gương to nhất. Rồi thầy mài tròn nó. Đây, chính mảnh gương này. Từ đó, thầy mải mê dùng nó để phản chiếu ánh sáng vào những nơi mặt trời chưa hề soi tới, những lỗ sâu, khe đứt, những góc tối. Cứ thế, đưa ánh sáng đến những nơi khó đến nhất đã trở thành một trò chơi đầy thú vị của thầy.

Suốt thời niên thiếu, vào những lúc nhàn rỗi thầy thường lấy mảnh gương ra và tiếp tục trò chơi đầy thách thức. Nhưng khi thực sự trưởng thành, thầy nhận ra đó chẳng đơn thuần là một trò chơi trẻ con mà là cả một ẩn dụ về những gì thầy có thể làm với cuộc đời mình. Thầy dần hiểu ra bản thân thầy không phải là nguồn sáng, nhưng chỉ cần thầy sẵn lòng làm một mảnh gương phản chiếu, thì ánh sáng của chân lý, tri thức và sự hiểu biết sẽ soi rọi đến nhiều chốn tối tăm.

Thầy là một mảnh nhỏ của một chiếc gương mà hình dạng trọn vẹn của nó ra sao bản thân thầy không hề rõ. Tuy nhiên, với những gì thầy có, thầy có thể phản chiếu ánh sáng vào những nơi tăm tối của thế gian, vào những nơi sâu thẳm của tâm hồn con người và làm thay đổi chút gì trong họ. Có lẽ người khác cũng hiểu và cũng đang làm điều tương tự. Đối với thầy, đó chính là ý nghĩa của cuộc sống và là những gì thầy đang làm."

Theo kynangquanly.com.vn

3/3/08

Thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ hậu WTO


Thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Với mục tiêu giúp tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc chuyển giao những thông lệ quốc tế tốt nhất đến khu vực tư nhân của Việt Nam, Hội thảo mang tên “Nhân lực: Những thách thức trong thời đại kinh tế mới đã được Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Châu Âu (VEUBF) tổ chức thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo và quản lý thuộc khu vực Nhà nước và tư nhân. Hội thảo được Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hoà và Tham tán thương mại của Phái đoàn Châu Âu tại Việt Nam Antonio Berenguer khai mạc sáng 30/11/2007 tại Hà Nội.
Hội thảo được coi là cơ hội để các chuyên gia trong nước và quốc tế gặp gỡ nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của sự hội nhập quốc tế đến lực lượng lao động trong nước, nhận diện những thách thức về nhân lực mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong thời đại kinh tế mới. Tại đây, các chuyên gia đã bàn tới những vấn đề cơ bản như tác động của việc gia nhập WTO đến lực lượng lao động của Việt Nam, nhu cầu ngày càng cao về đội ngũ những nhà quản lý cao cấp trong nền kinh tế đang bùng nổ của Việt Nam và những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản lý, thu hút và bảo toàn nhân lực. Ông Alain Cany, chủ tịch VEUBF cho biết, đào tạo và nhân lực là mối quan tâm hàng đầu và thường trực của những nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Hy vọng hội thảo đã cung cấp cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như các nhà lãnh đạo những thông tin cần thiết để đánh giá những tiềm năng và thách thức do sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân đem lại và đặt ra cho vấn đề nguồn nhân lực.
Khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hoà đã phát biểu, trong thời đại kinh tế mới, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ theo chiều sâu, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học..., sự gia tăng của các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển và mở ra nhiều triển vọng cho mỗi quốc gia. Nhận thức rõ toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế là tất yếu khách quan, Việt Nam đã chủ động và tích cực đàm phán xin gia nhập và đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có được vị thế bình đẳng trên sân chơi chung của khu vực và thế giới, thị trường được mở rộng đem lại nhiều cơ hội để phát triển đất nước. Tuy nhiên, với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, quy mô nền kinh tế nhỏ, quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, số lượng doanh nghiệp còn ít, sức cạnh tranh chưa cao... thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn sau hội nhập do cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó, để phát triển trong thời kỳ mới, Việt Nam phải tận dụng những cơ hội, tạo ra thế và thực mới vượt qua thách thức. Muốn vậy, nhân tố quyết định chính là nguồn nhân lực và việc nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực Việt Nam không chỉ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà còn thực hiện chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Thứ trưởng cũng nêu rõ, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập: chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế cả về thể lực và trí lực, lao động qua đào tạo mới đạt 31,5% và còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém... chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, với trên 50% lao động là nông nghiệp, phần đông chưa qua đào tạo, quá trình hội nhập đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực kéo theo nguy cơ mất việc làm lớn của lao động nông nghiệp trong khi việc đào tạo chuyển đổi nghề khó khăn... Đây thực sự là những thách thức lớn, gây trở ngại không nhỏ cho Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Chính vì vậy, Thứ trưởng Hoà nhấn mạnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá cao nỗ lực của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Châu Âu trong việc tổ chức hội thảo nhằm tạo cơ hội để Việt Nam học hỏi được những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia châu Âu, tiếp thu những ý kiến của các chuyên gia nước ngoài về thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ hậu WTO và đề xuất, kiến nghị những giải pháp tối ưu cho Nhà nước để phát huy tối đa tiềm năng nhân lực của đất nước cho phát triển.
Hồng Minh

1/3/08

Team building


Tôi cần được nói !
"Casino" BCC tại khu du lịch Bình Quới hôm ấy gồm nǎm sòng bài. Mỗi sòng đều có luật chơi riêng nhưng có một nguyên tắc chung là không ai được trao đổi với ai dưới bất kỳ hình thức nào. Người chiến thắng ở sòng này được điều chuyển sang sòng khác để chơi tiếp ván bài mới với những người thua cuộc tại đây. Tất nhiên là phải chơi với cái luật lệ mà... ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu! Nǎm kẻ chiến thắng ở ván trước bỗng chốc trở nên "dị hình, dị tướng" khi không thể hòa nhập được với hoàn cảnh mới và luật lệ mới. Ngưười trầm tĩnh thì lẳng lặng úp bài từ bỏ cuộc chơi trong khi những thành viên khác vẫn say sưa với "canh bạc". Người sôi nổi hơn thì bị kích thích bởi có cái gì đó không đúng ở đây. Anh ta bắt đầu "giành giật" những lá bài của người khác, gạt hẳn cái luật mà mình không hiểu ấy sang một bên. Những người kiên nhẫn hơn thì tiếp tục chơi với một nỗ lực để thích nghi. Có người cứ chơi theo phán đoán riêng với tâm trạng "sóng ngầm đang chực chờ nổi dậy". Chỉ sau hai vòng luân chuyển, có kẻ đã phải la lên: "Tức quá, phải cho tôi nói!". Không để mất cơ hội, giảng viên Trần Hữu Đức, Giám đốc nhân sự Bệnh viện FV -Nam Sài Gòn, nói ngay: "Tôi tin các bạn sẽ nhớ rằng, cần phải để cho nhân sự của mình được nói".

Ông Đức lý giải, thường người mới đến công ty bao giờ cũng được phòng nhân ư cho xem các luật lệ, thậm chí "quán triệt" cả nếp vǎn hóa của công ty. Tuy nhiên, những "luật lệ bề nổi" ấy chỉ thể hiện khoảng 20% thực tế. Người cũ, nhiều nǎm kinh nghiệm nên đối với những điều dù có "kỳ lạ đến đâu", lâu ngày cũng trở thành bình thường, thậm chí quen thuộc. Nhưng đối với người mới, họ sẽ cảm thấy lạ lẫm, khó hiểu và bị ức chế nếu như họ không có một cơ chế để phản hồi hoặc không có môi trường thuận lợi để được kích thích phản hồi. Những ức chế này chính là những đợt sóng ngầm có nguy cơ bùng lên. Ông Đức nói rằng, bài học rút ra từ trò chơi này là quản trị phải dựa trên thông tin hai chiều, đưa "luật chơi" nhưng cũng phải thường xuyên lắng nghe phản hồi. Đó chính là cơ sở khách quan để xây dựng những quy định, những chính sách, tạo ra một môi trường làm việc ít xung đột và được cập nhật những yếu tố mới. Bài học thứ hai, theo ông Đức, chính là yếu tố thích hợp . Ông Đức nói : "Nhân sự mới không chỉ cần có kỹ nǎng làm việc mà còn phải thích hợp với vǎn hóa công ty".

Tôi cần có anh!

40 học viên là các cán bộ, nhân viên bộ phận nhân sự từ các công ty tiếp tục cuộc chơi mới. Họ được chia thành những tổ nhóm, mỗi người được cho biết mình đang mang một con số bí mật. Vẫn trong hoàn cảnh bị hạn chế truyền thông, từng nhóm phải sắp xếp những con số của nhóm mình theo trật tự từ nhỏ đến lớn. Ngay sau khi thành viên của mỗi nhóm vừa mới nhất trí với nhau về cách truyền thông riêng, còn chưa kịp sắp xếp đã nhận thêm một thông báo mới là mọi người đều bị bịt mắt.

Chà, làm sao biết được ai mang số nào để sắp xếp? Phương án ra dấu bằng tay của nhóm 1 coi như hoàn toàn phá sản. Phương án vẽ số lên tay của nhóm 2 có thể triển khai cho dù gặp nhiều khó khǎn. Trong sự hỗn độn ấy, một hiện tượng đáng yêu xuất hiện. Cô gái kia mới vừa cho biết chưa từng nắm tay một anh chàng xa lạ nào thì trong hoàn cảnh khó khǎn này lại đang giữ thật chặt, không muốn rời một chàng trai trong nhóm và vẽ lên bàn tay anh con số của mình. Cô đang cần được giúp đỡ vì cô không thể tự mình đứng đúng vị trí. Ơ' đằng kia, một anh chàng khác đang tích cực "rờ rẫm" từng người trong nhóm, đẩy người này sang trái, kéo người kia sang phải. Anh đã trở thành một "leader" hồi nào mà không biết. Mọi người trong khó khǎn nên cũng đành chấp nhận.

Sau trò chơi này, nhiều học viên cho biết họ đã nhận thức một cách sâu sắc hơn về tổ chức và vai trò của nhân sự trong việc tổ chức công ty. Tại đó, việc giao tiếp và trao đổi thông tin thật là vô cùng quan trọng. Mặt khác, vì mục tiêu chung, họ biết chấp nhận những nguyên tắc, những quy định của tập thể, chấp nhận người lãnh đạo và trong những hoàn cảnh mới. Ông Đức khuyên: " Từ góc độ người quản trị, khi lập kế hoạch thực hiện bao giờ cũng phải có các kế hoạch dự phòng để kịp trở tay khi môi trường kinh doanh biến động, nếu các bạn không muốn trở thành những kẻ gian lận thương mại".

Tôi hiểu theo cách của tôi

Theo sự hướng dẫn của ông Trần Hữu Đức, 40 tờ giấy trắng đều được gấp làm tư, sau đó xé đi một góc tờ giấy đã gấp. Tuy nhiên, khi mấy chục tờ giấy bung ra, có tờ lủng một lỗ to ở giữa, tờ thì khuyết đi hai cạnh, tờ bị mất đi bốn góc... Mỗi tờ một kiểu. Hoá ra, ông Đức đã hướng dẫn thiếu một chi tiết: xé góc nào? Ông Đức giảng giải :" Khi hướng dẫn công việc, nhân sự phải làm được phần việc giúp người tiếp thu sự hướng dẫn phác thảo được diện mạo của kết quả công việc. Việc này giúp sự truyền đạt tránh được việc gây ra hiểu lầm hoặc ngầm hiểu, khiến kết quả đi chệch hướng với mục tiêu". Thêm nữa, theo ông Đức, chính sự thông tin chuẩn xác, rõ ràng, dễ hiểu sẽ là cơ sở vững vàng cho việc đánh giá công việc.

"Những bài học rút ra từ các trò chơi này thật thú vị", một học viên nhận xét. Về phần BCC, ông Chiến cho biết, học qua trò chơi là một trong những phương pháp đào tạo của BCC. "Nghề nhân sự" là kết quả của ba nǎm tìm tòi, nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của công ty qua các chương trình đào tạo và tư vấn nhân sự, cũng là kết quả cuộc nghiên cứu "Chân dung giám đốc nhân sự Việt Nam" được thực hiện trong nǎm 2002 phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn, thu hút sự tham gia của hàng trǎm doanh nghiệp và các giám đốc nhân sự VN", ông Chiến nói.